Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 205
Trong ngày: 865
Trong tuần: 3626
Lượt truy cập: 5743977


Cuộc thi “Viết về cuốn sách tôi yêu”
Lượt xem: 405

 

      Cuộc thi “Viết về cuốn sách tôi yêu” do Thư viện trường THPT Đoàn Kết phối hợp với Hội Cựu học sinh Phương Lâm- Đoàn Kết tổ chức được phát động từ ngày mùng 1/10 đến hết ngày 10/11. Trải qua hơn một tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 145 bài dự thi của các thí sinh là học sinh và cựu học sinh của trường. Các thí sinh tham dự cuộc thi đã lựa chọn các cuốn sách có nội dung phong phú trên nhiều thể loại như: Truyện, Tiểu thuyết, hồi kí,các sách về khoa học như: Toán học, Tin học, Địa lí.. Tuy là năm đầu tiên tổ chức song chúng tôi đánh giá cao tinh thần dự thi của các em: Có một số thí sinh đã tham gia dự thi 2 cuốn sách, nhiều bài dự thi cho thấy sự đầu tư và tâm huyết của các em, từ đó rất nhiều thông điệp ý nghĩa từ các cuốn sách đã được nêu ra, có 3 tập thể tham gia nhiều nhất là (10A1. 11A1.12A1)... Tuy nhiên cuộc thi vẫn còn những hạn chế nhất định: một số tác phẩm nội dung khá sơ sài, còn tồn tại sự sao chép từ mạng Internet, số lượng thí sinh đến từ các lớp thường còn khá ít.

tixung

      Quả đúng là “sách đã mở ra trước mắt chúng ta những chân trời mới, mỗi cuốn sách mà các em mang đến cho cuộc thi là những sắc màu riêng về thế giới, con người và cuộc sống. Rất nhiều thông điệp ý nghĩa đã được gửi gắm qua trang viết của các em. Đến với cuốn “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng qua phần cảm nhận của cựu học sinh Mai Huỳnh Thi Ân chúng ta sẽ thật sự xúc động trước thời thơ ấu của chủ tịch Hồ Chí Minh. “Đặc biệt là giây phút chia tay bịn rịn, người ở lại khóc chia xa, nhưng người đi ra biển lớn với một tinh thần quyết tâm rực lửa, mong ngày trở về cứu nước cứu dân. Gấp sách lại nhưng tim mình vẫn còn đập liên hồi trước lý tưởng của Người tuổi 20 son trẻ. Và thấy thật hổ thẹn khi nghĩ về tuổi 20 của mình đang sống mà thiếu thật nhiều hoài bão, khát vọng”. Đến với bài dự thi của em Lê Ngọc Kim Khuê lớp 10A1, chúng ta được nhắc nhở về một tình cảm thiêng liêng “Đã từng có một phút giây nào đó thoáng qua trên quãng đường chạy đua với cuộc sống, bạn dừng lại và hỏi chính bản thân mình rằng “bao lâu rồi mình chưa về thăm mẹ. Để rồi khi đã trải qua hết tận cùng những sướng khổ của cuộc đời, những bon ba chen chút ngoài xã hội đầy những ganh đua và cám dỗ, chúng ta còn được bao ngày bình yên để được “chăm sóc mẹ”. Có lẽ chính vì nỗi niềm đó mà tác giả Shin Kyung Sook đã viết nên tiểu thuyết xúc động cho độc giả, tác phẩm “Hãy chăm sóc mẹ”. Tác phẩm khiến ta nhận ra “bến đỗ thật sự cho ta hạnh phúc là nhà – nơi có mẹ, nơi mà sóng gió cũng hóa bình yên, bão giông cũng trở nên dịu dàng. Thế nên hãy sống cho thật tốt những ngày may mắn còn được bên mẹ”.

       Cuốn sách được nhiều bạn viết dự thi nhất là “Cho tôi một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Em Vân Lam lớp 12A1 cho rằng “khi cầm cuốn sách trên tay cũng là lúc tôi bước chân lên chuyến tàu tuổi thơ và  bắt đầu hành trình tìm về tuổi thơ tôi, và chợt nhận ra mình đã suýt đánh rơi những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời mình”. Em Phương Nam lớp 10A1 thì ấn tượng trong tác phẩm là phiên tòa “trẻ con xử người lớn” đã phản ánh rất thật, rất đúng một đòi hỏi chính đáng của tuổi thơ – đó là sự công bằng. Ở các em đòi hỏi sự công bằng không đồng nghĩa với “vô lễ”- hai khái niệm mà người lớn chúng ta thường nhầm lẫn”. Bên cạnh tuổi thơ thì tuổi thanh xuân cũng được các em viết nhiều trong các bài dự thi. “Thanh xuân là cơn mưa tầm tã, cho dù bị cảm, cũng muốn quay lại đắm mình thêm một lần nữa” đây chính là câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi”. Qua tác phẩm, em Thi Thư lớp 10A1 muố “gửi những người đang trải qua tuổi thanh xuân, bạn biết điều gì là đáng tiếc nhất không. Đó không phải là không thể quay lại tuổi thanh xuân đã đi qua mà là ta chợt nhận ra những năm tháng ấy không có gì đáng nhớ, nhàm chán đến vô vị”. Đối với em Đỗ Xuân Thức lớp 12A1điều mà em tâm đắc nhất trong cuốn “ Sống và Khát vọng” của Trần Đăng Khoa là câu hỏi mà Trần Đăng Khoa đặt cho chính mình “tôi nên sống như thế nào, tôi muốn điều gì trong cuộc sống và tôi phải làm được những điều gì” và câu trả lời xuyên suốt cuốn tự truyện là “Tôi sống để tạo nên những khác biệt tích cực cho bản thân tôi, cho gia đình, bạn bè và xã hội”. Qua cuốn “Nhà giả kim” của Paulo Coelho – một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại. em Nguyễn Bảo Ngọc Hoàng Ngân lớp 10A8 muốn gửi thông điệp “Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, khi bạn đã dám dấn thân vào thực hiện ước mơ thì những thứ bạn nhận được còn nhiều hơn cả một giấc mơ”.

cho_toi_xin_mot_ve_di_tuoi_tho

      Với cuốn “Hà Nội xưa – Bưu thiếp những di sản hóa thạch”, em Trần Vũ Ngọc Minh đưa ta về với Hà Nội xưa với bao vẻ đẹp cổ kính. Cái hay của cuốn sách là cách tác giả “lưu giữ HN qua những tấm bưu thiếp khiến Hà Nội hiện ra một cách thân thuộc hơn, gần gũi và cũng độc đáo hơn. Cảm giác khi lật từng trang sách như đang khám phá từng nét đẹp của Hà Nội như chàng trai đang từng bước chinh phục tìm hiểu một cô gái đầy bí ẩn, có lúc dịu dàng, đằm thắm, có lúc nổi loạn của tuổi mới lớn. Một khi đã yêu là yêu cả đường đi lối về. Vì thế những ai đã yêu, đang yêu Hà Nội hãy đọc cuốn sách này để tìm lại cảm giác ấy”. Bên cạnh những cuôn sach về lịch sử, địa lí là những cuốn sách giup các em chinh phục những môn tự nhiên như cuốn “Bí quyết đạt điểm 10 môn toán” của em Đào Quốc Cường đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu về việc học môn toán, cuốn “Mộ số mẹo vặt khi sử dụng máy tính” của em Hoàng Minh Khôi lớp 10A1 có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống.

      Không chỉ đánh giá về giá trị cuốn sách, nhiều thí sinh đã cho thấy sức ảnh hưởng của cuốn sách đối với bản thân. Đối với em Võ Thị Bích Ngọc “Đắc nhân tâm là cuốn sách đầu tiên ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc đời tôi. Nhờ có nó mà tôi đã hoàn thiện bản thân mình rất nhiều, từ một cô bé nhút nhát và luôn sợ hãi, bây giờ tôi đã có thể tự tin hơn để tạo dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp cũng như cách ứng xử với mọi người”. Và có đôi khi sách diệu kì đến mức có thể góp phần thay đổi cuộc sống của một con người, đó là trường hợp của em Trần Thúy Nga lớp 12A1 “Tôi của mùa hè năm ấy tưởng chừng như đã chết vùi trong ước mơ của tuổi mười sáu. Khóc thét trong vô vọng, cô lập và sợ hãi. Và cũng chính vào lúc tâm trạng của tôi đang còn nhiều ngổn ngang thì cuốn sách “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” của cặp vợ chồng nhà báo Phạm Công Luận và Đặng Nguyễn Đông Vy cùng lấy bút danh là Phạm Lữ Ân đến như một tia nắng ấm, một liều thuốc tinh thần vực dậy tôi, giúp tôi vững vàng hơn với “cơn bão dữ” của cuộc đời mình. Lần đầu cầm trên tay cuốn sách nhỏ này tôi đã có một cảm giác rất lạ, nó như là một “sinh mệnh” được tao nên từ chính sự hòa hợp nơi tâm hồn của cặp vợ chồng nhà văn.

      Cuốn sách cứ như là một người bạn lớn đầy bao dung và vững chãi, có khi lai như một nhà tâm lý học đầy thấu hiểu và nhiều lúc lại chính là những trăn trở nội tai bên trong con người tôi được tác giả nhìn thấu một cách tận tường, sâu sắc

       Khi gấp trang cuối của cuốn sách này lại, có thể bạn sẽ đơn giản là mỉm cười, hít một hơi thật sâu, cảm nhận sự bình an lan tỏa trong tâm hồn mình. Còn riêng tôi, tôi đã khóc, bởi cuốn sách đã gieo mầm cho tôi, để tôi có thể dũng cảm làm một cuộc tái sinh, âm thầm nhưng vô cùng sâu sắc… Sau cùng tôi muốn gửi đến các bạn một thông điệp rằng “Nếu biết trăm năm là hữu hạn,thì cớ gì ta không sống cho thật sâu!”

z837042253711_167f20cdd4771abb060fd982577ccc76

z837057025356_4913e931731cc8b83ff717d2420738e5Thầy Phạm Thanh Lam – PHT Nhà trường trao phát thưởng cho các em học sinh đạt giải.

      Tuy là năm đầu tiên tổ chức, cuộc thi “Viết về cuốn sách tôi yêu” đã khá thành công khi nhận được nhiều bài dự thi với những thông điệp, những chia sẻ đầy sâu sắc và ý nghĩa của các em. Chúng tôi tin rằng nếu cuộc thi được tổ chức thường xuyên hàng năm sẽ thắp lên văn hóa đọc trong trường học, giúp các em đến với sách – đến với nguồn kiến thức vô tận của cuộc sống. Như một cựu học sinh của trường (niên khóa 2000 -2003)- người đã tài trợ kinh phí cho cuộc thi với tâm huyết “giúp cho thế hệ đàn em đến được với sách, từ đó mang đến cho các em một góc nhìn mới, kiến thức mới để có thể trả lời những câu hỏi mà bản thân mỗi người phải tự trả lời trên hành trình kiến tạo tương lai”. Và như ai đó đã nói rằng “không phải ai đọc sách cũng thành công nhưng có một sự thật rõ ràng khác là những người thành công thường đọc rất nhiều sách”.

Tổ Văn

KẾT QUẢ CUỘC THI

A/- BẢNG HỌC SINH

GIẢI

HỌ VÀ TÊN

TÊN SÁCH

NHÌ

Trần Thúy Nga- 12A1

Nếu biết tram năm là hữu hạn (Phạm Lữ Ân)

Ba

Trần Vũ Ngọc Minh – 12A1

Hà Nội xưa- Bưu thiếp những di sản văn hóa thạch (Nguyễn Mạnh Hùng)

Ba

Bùi Đặng Vân Lam -12A1

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (Nguyễn Nhật Ánh)

Ba

Bùi Chí Phương Nam -10A1

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (Nguyễn Nhật Ánh)

Ba

Võ thị Bích Ngọc -10A1

Đắc Nhân Tâm (Dale Carnegie)

Kk

Đỗ Xuân Thức -12A1

Sống và khát vọng (Trần Đăng Khoa)

KK

Nguyễn Thủy Tiên -11A1

Một lít nước mắt (Kito Aya)

KK

Đinh Bá Đạt-12A5

Hạt giống tâm hồn (Jack Canfield)

KK

Lê Ngọc kim Khuê-10A1

Hãy chăm sóc mẹ (Shin Kyung Sook)

KK

Nguyễn Hoàng Minh Khôi -10A1

Một số mẹo vặt khi sử dụng máy tính (Nhiều tác giả)

KK

Đào Quốc cường -10A1

Bí quyết đạt điểm 10 môn toán (Nhiều tác giả)

KK

Nguyễn Bảo Ngọc Hoàng Ngân -10A8

Nhà giả kim (Paulo Coelho)

B/- BẢNG CỰU HỌC SINH

GIẢI

HỌ VÀ TÊN

TÊN SÁCH

Ba

Mai Huỳnh Thi Ân (NK 2013-2016 )

Búp sen xanh (Sơn Tùng)

KK

Ngô Thị Tuyết lan (NK 2013-2016)

Tôi là một con lừa (Nguyễn Phương Mai)

KK

Nguyễn Bảo Trân (NK 2014 -2017)

Hoàng tử bé (Antoine Saint Exupery)

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai