Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 384
Trong ngày: 918
Trong tuần: 3621
Lượt truy cập: 5796309


Lượt xem: 145

MỘT SỐ BÀI TẬP LIÊN MÔN TOÁN-TIN

1. Bổ sung các bài tập thông kê trong Excel:

Tin học lớp 10 được bổ sung thêm 12 tiết excel (Đã thống nhất trong tổ tin và nhà trường) vì vậy có thể bổ sung một số bài tập có trong chương thống kê của đại số lớp 10, hoặc trong các môn sinh học, địa lý...

Bài tập 1: Trong excel bảng điểm KT học sinh lớp 10A7 cho bởi bảng 1.

Hoàn thiện bảng 2 bằng công thức trong excel, vẽ biểu đồ tần suất dạng cột, nêu nhận xét về kết quả học tập của lớp 10A7

Bảng 2

Lớp điểm

[0;2)

[2;4)

[4;6)

[6;8)

[8;10]

Tổng

Tần số

(1)

(2)

 

 

 

 

Tấn suất

(3)

 

 

 

 

 

Công thức (1) = countif(vùng điểm,”<2”)

Công thức (2) = countif(vùng điểm,”<4”) – ô chứa công thức (1)...

Công thức (3) =100*tần số/tổng số HS (Định dạng 1 chữ số thập phân)

 

Bảng 1

STT

Họ tên HS

V

1

Lê Võ Minh

Anh

2.8

2

Nguyễn Thanh

Bình

6.3

3

Lê Phước

Đức

6

4

Hồ Thụy Hương

Giang

5.5

5

Lê Thị

Hạnh

6.3

6

Nguyễn Thị

Hạnh

6.8

7

Trần Văn

Hiếu

5.3

8

Nguyễn Thị Mỹ

Hoa

6

9

Nguyễn Thanh

Hùng

1.5

10

Trương Dương

Khang

6.3

11

Nguyễn Hoài

Lâm

3.8

12

Châu Nguyệt

Linh

5

13

Phạm Trần Mỹ

Linh

6

14

Vũ Thị Thùy

Linh

2.3

15

Nguyễn Thị Hải

5

16

Phạm Hoàng

Mạnh

5

17

Đỗ Công

Minh

3

18

Hồ Văn

Nghĩa

7.8

19

Phạm Thúy

Ngọc

9.8

20

Nguyễn Thị Trúc

Nhi

6.5

21

Đoàn Thị Thùy

Như

7

22

Lê Thị Mai

Phương

5

23

Lê Phú

Quý

6

24

Đặng Thị Kim

Tuyến

7

25

Phạm Thị

Tuyết

6

26

Phan Tiến

Thuận

5.5

27

Chế Thi Anh

Thư

5.5

28

Đỗ Thị Ngọc

Trâm

3

29

Nguyễn Thị Ngọc

Trâm

7.5

30

Trần Thị Thu

Trinh

7.3

31

Trần Thị Thu

Uyên

6.5

32

Nguyễn Nhật

Vy

6.5

33

Nguyễn Thanh

Vy

9.5

34

Võ Thị Tường

Vy

10

35

Huỳnh Ngọc Như

Ý

5.5

36

Trần Thị

Nhi

4

37

Phạm Thuỳ

Trang

5

 

Bài tập 2: Trường THPT Đoàn kết định may quần áo thể dục cho học sinh.  Nhà trường tiến hành chọn ngẫu nhiên 36 HS (Trên danh sách , mỗi khối 12HS) và tiến hành đo chiều cao với kết quả cho bởi bảng sau:

Em hãy dùng bảng tính Excel để hoàn thiện bảng tần số và tần suất sau. Giả sử ứng với mỗi lớp chiều cao HS là một size quần áo và tổng số HS toàn trường là....Em hãy tính xem nhà trường cần may mỗi size bao nhiêu bộ quần áo.

 

Nhận xét: Bài tập này mang tính thực tế rất cao, từ một mẫu khảo sát nhỏ ta có thể suy ra kết quả cho một tổng thể lớn hơn rất nhiều. (Tiết kiệm nhiều công sức)

 

Bài tập 3: Hãng điện tử Samsung khảo sát số liệu bán TV trong 3 tháng đầu năm tại một cửa hàng điện tử tại thành phố HCM, kết quả cho bởi bảng sau:

Loại TV

20”

32”

42”

50”

60”

100”

Tần số

10

45

100

20

15

10

Tần suất

 

 

 

 

 

 

1) Bằng công thức trong bảng tính excel, em hãy hoàn thiện bảng trên, vẽ biểu đồ hình quạt và nêu nhận xét.

2) Để có TV cung cấp cho thị trường TP HCM trong những tháng còn lại của năm hãng dự kiến sản xuất thêm 6000 chiếc TV gồm các loại trên. Theo em hãng Samsung nên sản xuất bao nhiêu chiếc mỗi loại.

 

Nhận xét: Bài tập này cũng gây hứng thú cho HS vì nhận thấy tính ứng dụng của thống kê đối với bài toán kinh tế. Tất nhiên còn rất nhiếu tham số cho bài toán sản xuất, nhưng  đây có thể xem là một ứng dụng đơn giản: Từ dữ liệu hiện tại ta có thể xây dựng kế hoạch sắp tới.

 

Bài tập 4: (Vẽ biểu đồ bằng excel)

Bảng số liệu: (Bài tập thực hành Địa lý 10)

Tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp của thế giới, thời kỳ 1950 – 2003

 

Năm

1950

1960

1970

1980

1990

2003

Sản phẩm

Than (tr tấn)

1.82

2.63

2.936

3.77

3.387

5300

Dầu mỏ (tr tấn)

523

1.052

2.336

3.066

3.331

3.904

Điện (tỉ KWh)

967

2.304

4.962

8.247

11.832

14.851

Thép (tr tấn)

189

346

594

682

770

870

 

 

Tính ra tốc độ tăng trưởng theo qui tắc sau

+ Mốc 1950 là 100%

+ Tốc độ tăng trưởng năm hiện tại =Số liệu hiện tại*100/Số liệu mốc TG trước

Học sinh dùng công thức Excel tạo ra bảng tốc độ tăng trưởng sau:

          Năm

     

Sản phẩm

1950

1960

1970

1980

1990

2003

Than

100

143

161

207

186

291

Dầu mỏ

100

201

447

586

637

747

Điện

100

238

513

852

1.224

1.536

Thép

100

183

314

361

407

460

 

Dùng Excel vẽ biểu đồ sau:

Biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm

công nghiệp trên thế giới, thời kỳ 1950 - 2003

 

Tóm lại: Có thể dùng hàm countif  trong excel để đếm số liệu của một mẫu dữ liệu ta có tần số, dùng các công thức excel ta tính ra tần suất và dùng công cụ vẽ đồ thị trong excel ta có thể vẽ các loại biểu đồ theo yêu cầu.Việc thực hiện các bài tập này giúp HS hứng thú hơn khi học môn tin học, thấy rõ tính ứng dụng của tin học và vai trò công cụ của nó đối với các môn học khác.

 


2. Một số bài tập xác suất đại số lớp 11

Ta có thể tính xác suất theo công thức trong SGK đại số 11. Tuy nhiên ta có thể dùng hàm Random trong lập trình Pascal để thực hiện các phép thử như thể đang thực hiện trong thực tế. Cách làm này giúp HS cảm nhận tốt hơn về khái niệm xác suất. Khi số phép thử càng lớn thì càng gần với các tính toán trong toán học và đến một giới hạn nào đó nó bằng với kết quả tính được trong toán học.

 

Bài tập 1: Tính xác suất  xuất hiện mặt i chấm (i = 1,2,3,4,5,6) khi gieo một con xúc xắc .

Bài giải

+ Trong toán học dễ dàng tính ra các xác suất đếu là 1/6

+ Bây giờ trong tin học ta yêu cầu HS hãy tưởng tượng ta gieo thật sự con xúc xắc n lần và đếm số lần xuất hiện mặt i chấm. Ta dùng hàm random để lấy ngẫu nhiên một số từ 1 đến 6 (Mô phỏng việc gieo con xúc xắc). Dùng biến mảng a[i] để lưu số lần xuất hiện mặt i chấm. Cuối cùng tính xác suất xuất hiện mặt i chấm chính là a[i]/n. Khi chạy chương trình với n đủ lớn xác suất sẽ là 1/6.

 

Program BTxacsuat1;

uses crt;

var n,k,i: integer;

    a: array[1..6]of integer;

begin

randomize;  

write(‘So lan gieo xuc xac: ’);

readln(n);

For i:=1 to 6 do a[i]:=0;

For i:=1 to n do

Begin

K:=random(5)+1;

A[k]:=a[k]+1;

End;  

For i:=1 to 6 do

writeln(‘Xac suat mat ‘,I,’ la: ‘,a[i]/n:4:2);

   readln

end.

 

 


Bài tập 2: (BT lấy từ sách Bài tập Đại số và giải tích 11)

Lấy ngẫu nhiên một thẻ từ một hộp chứa 20 thẻ được đánh số từ 1 đến 20.

Tìm xác suất để thẻ lấy được ghi số:

a)     Chẵn

b)    Chia hết cho 3

c)     Lẻ và chia hết cho 3

Lời giải: Gọi A, B, C là các biến cố tương ứng với các câu hỏi a), b), c).

+ Trong toán học ta có p(A) = 0,5;  p(B) = 0,3; P(C) = 0,15

+ Ta có thể lập trình bằng Pascal như sau:

 

Program Btxacsuat2;

uses crt;

var n,a,b,c,k: integer;

begin

randomize;  

write(‘So lan gieo xuc xac: ’);

readln(n);

a:=0; b:=0; c:= 0; {So phan tu cua cac bien co}

For i:=1 to n do

Begin

K:=random(19)+1;

If k mod 2 = 0 then a:=a+1;

If k mot 3 = 0 then b:=b+1;

If (k mod 2 =1) and (k mod 3 =0) then c:=c+1;

End;  

Writeln(‘P(A) = ‘, a/n:4:2);

Writeln(‘P(B) = ‘, b/n:4:2);

Writeln(‘P(C) = ‘, c/n:4:2);

   readln

end.

 

 

Nhận xét: Khi chạy chương trình với n đủ lớn (n>=1000) thì xác suất tìm được giống như trong toán học. Tuy nhiên cách làm này cho HS cảm giác rất thật như ta rút từng chiếc thẻ từ hộp ra vậy, có điều ta phải thực hiện rất nhiều lần.

 

¬ Tóm lại: Hầu hết các bài tập xác suất ở lớp 11 đều có thể thực hiện theo cách này. Cũng có thể xem đây là việc giải bài toán xác suất bằng phương pháp thực nghiệm. Các HS đều cảm thấy rất hứng thú với các BT loại này

 

3.  Bổ sung các bài tập khác :

Sau khi học sinh được học về cấu trúc lặp và dữ liệu kiểu mảng thì tương ứng ở giải tích 11 các em cũng được học về dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân… vì thế việc triển khai các bài tập về dãy số trong giai đoạn này là rất phù hợp, giúp cho các em vừa hứng thú học tập vừa củng cố thêm các kiến thức toán học.

 

Bài tập 1: Viết chương trình in ra các số hạng của dãy số un=  với n từ 1 đến 20. Nêu nhận xét về kết quả in ra trên màn hình: Tính tăng giảm, dự đoán giới hạn

Dữ liệu vào: Không có dữ liệu nhập vào.

Dữ liệu ra: in ra kết quả theo yêu cầu

Nhận xét: Bài này giúp các em rèn luyện về kiểu mảng và cấu trúc lặp xác định. Ngoài ra giúp các em có cái nhìn thực tiễn về số e.

 

Bài tập 2: Viết chương trình in ra n số hạng của cấp số cộng với u1 = 5 và công sai d = 4. Tính và in ra tổng của n số hạng nói trên.

Dữ liệu vào: n.

Dữ liệu ra: in ra kết quả theo yêu cầu

Nhận xét: Bài này giúp các em rèn luyện về kiểu mảng và cấu trúc lặp xác định. Ngoài ra giúp các em ôn tập về cấp số cộng.

 

Bài tập 3: Viết chương trình in ra n số hạng của cấp số nhân với u1 = 5 và công bội  p = 2. Tính và in ra tổng của n số hạng nói trên.

Dữ liệu vào: n.

Dữ liệu ra: in ra kết quả theo yêu cầu

Nhận xét: Bài này giúp các em rèn luyện về kiểu mảng và cấu trúc lặp xác định. Ngoài ra giúp các em ôn tập về cấp số nhân.

 

Bài tập 4: Viết chương trình in ra un. Biết rằng u1 = 2 và số un =với .

Dữ liệu vào: n.

Dữ liệu ra: in ra kết quả theo yêu cầu

Nhận xét: Bài này giúp các em rèn luyện về kiểu mảng và cấu trúc lặp xác định. Ngoài ra giúp các em ôn tập về dãy số cho bằng công thức truy hồi.

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai