Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 671
Trong ngày: 1010
Trong tuần: 2823
Lượt truy cập: 5962494


Lượt xem: 59


HỌC TẬP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

CHỦ ĐỀ PHONG CÁCH DÂN CHỦ -  QUẦN CHÚNG

 

I. Khái niệm về phong cách dân chủ và phong cách quần chúng

1. Phong cách dân chủ: (Nguồn: https://vndoc.com/bai-thu-hoach-chuyen-de-hoc-tap-va-lam-theo-tu-tuong-dao-duc-phong-cach-ho-chi-minh/download)

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phong cách dân chủ hay “cách làm việc dân chủ” là phong cách hàng đầu mà người cán bộ cần phải có. Người chỉ rõ: Đảng ta thực hiện “ Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của các cơ quan nhà nước trong chế độ ta” và “chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do”. Vì thế, người cán bộ, đảng viên phải tạo ra được không khí dân chủ thực sự trong nội bộ bằng cách thành tâm lắng nghe và khơi gợi cho cán bộ, đảng viên, quần chúng, cấp dưới nói hết quan điểm, ý kiến của mình. Được như vậy thì cấp dưới và quần chúng mới hăng hái đề ra sáng kiến, “học hỏi sáng kiến của quần chúng để lãnh đạo quần chúng”. Những sáng kiến đó được coi trọng, được khen ngợi thì những người có sáng kiến càng thêm hăng hái làm việc. Phong cách dân chủ của người cán bộ không chỉ khơi nguồn sáng tạo, phát huy tinh thần cống hiến của cấp dưới và quần chúng nhân dân mà còn làm cho tổ chức cơ quan, đoàn thể thêm gắn bó.

Người có phong cách dân chủ là thực hành tốt nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”,đó cũng là cách “để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người”. Cán bộ không bao giờ được “độc tôn chân lý”, phải thành thực lắng nghe ý kiến phê bình của cấp dưới và nghiêm túc sửa mình với tinh thần cầu thị. Làm như vậy thì chắc chắn người cán bộ sẽ được nhân dân yêu mến, cấp dưới nể trọng, sẵn sàng đóng góp sáng kiến.

Phong cách dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là dân chủ có định hướng, có lãnh đạo, dân chủ phải đi đến sự tập trung chứ không phải dân chủ quá trớn, dân chủ vô tổ chức.Một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và sinh hoạt Đảng là “tập trung dân chủ”.

Phong cách dân chủ yêu cầu người cán bộ, đảng viên phải sâu sát quần chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, quan tâm đến mọi mặt đời sống nhân dân; tin yêu và tôn trọng con người, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình.

2. Phong cách dân chủ: (Nguồn: https://vndoc.com/bai-thu-hoach-chuyen-de-hoc-tap-va-lam-theo-tu-tuong-dao-duc-phong-cach-ho-chi-minh/download)

Gắn bó mật thiết với phong cách dân chủ là phong cách quần chúng. Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải có phong cách làm việc quần chúng, xuất phát từ vấn đề có tính nguyên tắc về vai trò của quần chúng nhân dân: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Phong cách quần chúng yêu cầu người cán bộ phải gần gũi quần chúng, lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của quần chúng. Người cán bộ phải thường xuyên đi xuống cơ sở mà mình phụ trách, tìm hiểu thực trạng đời sống, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Người khẳng định: nếu “cách xa dân chúng, không liên lạc chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”.

Phong cách quần chúng không có nghĩa là “theo đuôi quần chúng”, vì theo Hồ Chí Minh, “Trong dân chúng, có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau”. Người cán bộ phải có bản lĩnh vững vàng để vừa nâng cao trình độ giác ngộ, dân trí của quần chúng, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của một bộ phận quần chúng “chậm tiến”, vừa thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình.

Phong cách quần chúng Hồ Chí Minh là phải biết cách tổ chức phong trào phù hợp với trình độ, năng lực thực tế của quần chúng, không chủ quan, duy ý chí, áp đặt thực tiễn theo ý mình. Phong cách quần chúng của cán bộ, đảng viên thể hiện rõ trong các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Người cán bộ phải giản dị, hòa đồng với quần chúng, không cho phép mình hưởng điều gì có tính chất “đặc quyền, đặc lợi”. Người cảnh tỉnh những suy nghĩ lệch lạc trong cán bộ, rằng “phải ăn mặc bảnh mới giữ được oai tín, giữ được thể diện”. Khi người cán bộ thấm nhuần tác phong quần chúng, họ sẽ được quần chúng nhân dân yêu thương, tin cậy, ủng hộ và khi đó, việc gì họ làm cũng thành công.

II. Vận dụng phong cách dân chủ và phong cách quần chúng trong công tác chủ nhiệm

1. Phong cách dân chủ:

a. Xây dựng nội quy của lớp

Bước 1: Đưa nội quy của nhà trường lên nhóm của lớp để học sinh trong lớp tìm hiểu trước.

Bước 2:Tổ chức lấy ý kiến của học sinh vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm để học sinh xây dựng nội quy và quy tắc ứng xử trong lớp.

Ưu điểm: 2 bước xây dựng nội quy trên dựa vào phong cách dân chủ. Học sinh tự xây dựng nội quy thì sẽ ít vi phạm hơn vì đây là những điều mà học sinh tự đặt ra. 

b. Các hoạt động khác của lớp đều đưa ra lấy ý kiến chung của cả lớp để thống nhất thực hiện. Học sinh được tự do ý kiến trình bày và bảo vệ quan điểm của mình. Dựa trên quan điểm tôn trọng sự khác biệt, tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số có sự định hướng của giáo viên chủ nhiệm.

c. Mọi công việc trong lớp giáo viên chủ nhiệm luôn hỏi ý kiến hầu hết các thành viên trong lớp một cách chính thức hoặc không chính thức.

2. Phong cách quần chúng:

- Trong giờ học luôn quan tâm, hỏi thăm động viên học sinh. Luôn tinh ý nhận ra các ưu điểm của học sinh để khen.

- Tham gia đá bóng cùng học sinh vừa tạo môi trường vui chơi giải trí lành mạnh cho học sinh, vừa gần gũi học sinh, vừa tăng tinh thần đoàn kết trong lớp.

- Tham gia nhiệt tình các hoạt động phong trào của lớp.

- Có lối sống giản dị hòa đồng với học sinh.

 

Tác Giả: Th.S Hoàng Ngọc Huệ - THPT Đoàn Kết.

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai