Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 215
Trong ngày: 593
Trong tuần: 2559
Lượt truy cập: 5745846


NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM
Lượt xem: 274


Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

(20/10/1930 - 20/10/2020)

 

NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM

"Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây, là mây hay là suối

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông

Thịt da em hay là sắt là đồng?”…

                                                                                   Tố Hữu

 su1

Phụ nữ Việt Nam luôn tự hào vì có hẳn một ngày kỉ niệm giành riêng cho phái mình, và điều đó cũng phần nào khẳng định vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước và xây dựng đất nước.

Đánh giá cao cống hiến của phụ nữ, Đảng, chính phủ và Bác Hồ cũng đã ghi nhận công lao của phụ nữ Việt Nam nhất là phụ nữ miền Nam với bức trướng thêu 8 chữ vàng: “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang” vào ngày 8/3/1965.

   Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1966), Bác Hồ tặng phụ nữ Việt Nam danh hiệu: “Phụ nữ Việt Nam dũng cảm – đảm đang – chống Mỹ cứu nước”

“ANH HÙNG, BẤT KHUẤT, DŨNG CẢM” là những từ được Bác Hồ đặt lên hàng đầu khi nói đến phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2020), ngược dòng lịch sử trở về với cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt suốt 21 năm (1954-1975), tôi xin chia sẽ tư liệu lịch sử về “Người con gái Việt Nam” được nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào tháng 12/1958 sau khi đến thăm chị - Anh hùng Trần Thị Lý:

"Giữa năm 1958, Bệnh viện Việt - Xô (Hà Nội) tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt. Hồ sơ bệnh án ghi: "Trần Thị Nhâm (tức Lý), tuổi 25, quê Miền Nam, cân nặng: 26 kg. Tình trạng bệnh nhân: Suy kiệt, luôn lên cơn co giật, có 42 vết thương trên người liên tục rỉ máu, đầu vú bị cắt còn loét nham nhở, bộ phận sinh dục chảy máu liên tục".

Trần Thị Lý sinh năm 1933 tại Quảng Nam, tham gia Cách Mạng từ năm 12 tuổi. Trong giai đoạn từ 1951 - 1956, Trần Thị Lý tham gia đường dây cán bộ nằm vùng, 2 lần bị bắt. Năm 1956, bà bị chính quyền VNCH bắt lần thứ 3, bị tra tấn với những hình thức dã man nhất như: điện giật, dùi đâm, đổ nước xà phòng, dùng dao cắt vú, dùng lửa nung bộ phận sinh dục đến nỗi bị mất khả năng sinh sản...nhưng người phụ nữ trung kiên ấy vẫn không hé răng dù chỉ một lời.

Tháng 10 năm 1958, Trần Thị Lý bị tra tấn tới kiệt sức, cai ngục của ngụy quyền nghĩ rằng bà không thể sống được nữa nên đem vứt bà ra bãi rác nhà lao Vĩnh Diện, bà thoát chết một cách hi hữu, được đồng đội bí mật đón về, chăm sóc tại Điện Bàn rồi bí mật chuyển vào Sài Gòn. Thấy "mất xác" bà, bọn mật vụ Quảng Nam và cả Sài Gòn truy lùng gắt gao. Các cơ sở của ta phải liên tục đổi chỗ ở cho chị, sức khỏe chị ngày một suy sụp, các vết thương bị nhiễm trùng nặng. Bằng nhiều phương tiện và nhiều chặng, các cơ sở cách mạng của ta đã đưa chị sang được Campuchia. Tại đây một gia đình Việt kiều yêu nước quê gốc Nghệ An đã su2làm hộ chiếu giả, đưa chị lên máy bay ra Hà Nội để chữa trị và tố cáo tội ác tày trời

 

của Mỹ - Diệm.

Sự kiện Trần Thị Lý bị bắt, bị kẻ thù tra tấn dã man ngoài sức tưởng tượng đã làm rúng động dư luận thế giới và lương tri loài người lúc bấy giờ.

 17 giờ ngày 25-10-1958, Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam từ Hà Nội phát bản tin về Trần Thị Lý với nội dung: “Chị Lý bị bọn tay chân của Diệm bắt đánh đập, bắt “sám hối” với những nhục hình dã man như: lấy kìm sắt kẹp vào người rứt ra từng mảng thịt, dùng điện tra vào đầu vú và bộ phận sinh dục!”.

 Tiếp đó, lúc 7 giờ 15 ngày 19-11-1958, Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam lại phát đi lời kêu gọi của Trần Thị Lý gửi Ủy ban Quốc tế, chị kể: “Lần thứ 3, tháng 3-1956, chúng bắt tôi về nhà lao Hội An và tra tấn vô cùng dã man, tên Phan Văn Lợi, người do Diệm cử từ Sài Gòn ra, cùng nhiều tên khác trực tiếp tra tấn. Chúng đổ nước xà phòng và nước bẩn vào họng tôi rồi mang giày đinh thi nhau đạp lên bụng, lên ngực làm nước trào ra miệng và mũi. Chúng lấy móc sắt xuyên bàn chân tôi rồi treo ngược lên xà nhà, dùng điện tra vào cửa mình và vú; lấy dao xẻo từng miếng thịt trên đùi, cánh tay và ngực. Chúng dùng kìm sắt nung đỏ rồi kẹp vào bắp thịt tôi rứt ra từng mảng, dùng thước sắt thọc vào âm đạo... Chúng bắt tôi phải nhận tội “Thân cộng” và “Chống chính phủ quốc gia” của chúng!”.

 

 Ngày 21-11-1958, 5 bộ đội Liên khu 5 viết kiến nghị và được 2.000 đại biểu ký gửi đến Ủy ban Quốc tế phản đối sự dã man của chính quyền Sài Gòn đối với Trần Thị Lý. Từ ngày 11 đến 21-11-1958, 39 đoàn khách quốc tế đến thăm chị Lý và 62 đoàn khác tiếp tục đăng ký vào thăm. Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam cũng phát đi lời của ông Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh -Việt rằng:

  “Với chính sách đàn áp dã man, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tỏ ra rất thối nát. Ủy ban Quốc tế tại Việt Nam cần lưu ý ngay đến vấn đề này, đó là nhiệm vụ của họ!”.

 Khi nhà thơ Tố Hữu đến thăm Trần Thị Lý, ông đã khóc rất nhiều vì quá xúc động. Tháng 12-1958, bài thơ "Người con gái Việt Nam" của ông ra đời (sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng), gây xúc động lòng người và là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế:

"Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây, là mây hay là suối

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông

Thịt da em hay là sắt là đồng?”

... “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!”

... “Từ cõi chết, em trở về, chói lọi

Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi

Em trở về, người con gái quang vinh

Cả nước ôm em, khúc ruột của mình.”

su3

 

                                                                Viết và sưu tầm tư liệu – Trần Thị Thu Hà

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai