Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 289
Trong ngày: 744
Trong tuần: 3560
Lượt truy cập: 5784458


Lượt xem: 179

TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT. TỔ ĐỊA LÍ- NGUYỄN ĐỨC HÙNG (biên soạn)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ KHỐI 12 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012- 2013

PHẦN I. LÝ THUYẾT

Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội

a. Bối cảnh

b. Diễn biến

c. Thành tựu

2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực

a. Bối cảnh

b. Thành tựu

3.  Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.

Bài 2:  VỊ TRÍ ĐỊA LÍ,  PHẠM VI LÃNH THỔ

1. Vị trí địa lí

2. Phạm vi lãnh thổ

a. Vùng đất

b. Vùng biển

c. Vùng trời:

3. Y nghĩa của vị trí địa lí

a. Ý nghĩa về tự  nhiên

b. Ý nghĩa về kinh tê, văn hóa, xã hội và quốc phòng

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THIÊN NHIÊN

- Đất nước nhiều đồi núi

- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

- Thiên nhiên phân hoá đa dạng

BÀI 6,7. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

1. Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình đồi núi chiêm 3/4 diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

d. Địa hình chịu tác động  mạnh mẽ của con người

 

2. Các khu vực địa hình

a. Khu vực đồi núi

- Vùng núi Đông Bắc

- Vùng núi Tây Bắc

- Vùng núi Trường Sơn Bắc

- Vùng núi Trường Sơn Nam

- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du

 

b) Khu vực đồng bằng

- Đồng bằng ven biển

- Đồng bằng châu thổ

3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế -  xã hội

a. Khu vực đồi núi

- Thế mạnh

- Hạn chế

 b. Khu vực đồng bằng

- Thế mạnh

- Hạn chế

Bài 8. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

1. Khái quát về Biển Đông:

2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam

a. Khí hậu

b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

d. Thiên tai

Bài 9,10 : THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

a. Tính chất nhiệt đới

b. Lượng mưa, độ ẩm lớn

c. Gió mùa

2. Các thành phần tự nhiên khác

a. Địa hình

b. Sông ngòi

c. Đất

d. Sinh vật

3. Anh h­ưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

- Thuận lợi

- Khó khăn

b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống

- Thuận lợi

-  Khó khăn:

Bài 11,12 . THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG

1.Thiên nhiên phân hóa theo Bắc Nam

2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây

3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

4. Các miền địa lí tự nhiên


PHẦN II. KĨ NĂNG

I. KĨ NĂNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM

1. Vai trò, đặc điểm cơ bản:

- Sử dụng Atlat minh họa cho bài học và tra lời các câu hỏi, bài tập

- Cấu trúc của Atlat tương tự SGK Địa lí 12: hành chính, tự nhiên, dân cư, kinh tế, vùng kinh tế.

2. Cách sừ dụng:

 Nắm chú giải: gồm: chú giải chung ở trang bìa chú giải cho cả tập Atlat, chú giải riêng trong các trang Atlat.

3. Khai thác Atlat

a. Tìm vị trí và sự phân bố các đối tượng Địa lí trên Atlat: vị trí địa lí, đảo, quần đảo, vùng biển, các đồng bằng, đỉnh núi, dãy núi, các sông lớn, các mỏ khoáng sản, hướng gió,…

b. Tìm mối quan hệ các đối tượng địa lí trên Atlat: tự nhiên- dân cư- kinh tê – phương hướng phát triển KT- XH,…

c. Khai thác các biểu đồ, số liệu để trả lời câu hỏi, bài tập.

MỘT SỐ BÀI TẬP ỨNG DỤNG

1, Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển những nước nào?

2, Tìm các đỉnh núi (tên đỉnh, độ cao) cao trên 2000 m ở Tây Bắc Bắc bộ và Tây Nguyên.

3, Tìm các cao nguyên đá vôi và các cao nguyên badan ở nước ta. Vai trò các cao nguyên đó trong phát triển kinh tế.

4, Nhận xét sự phân bố dân cư (theo không gian, giữa thành thị và nông thôn) ở nước ta. Giải thích sự phân bố đó.

5, Nêu tên các sản phẩm chuyên môn hóa trong ngành trồng trọt ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Giải thích sự phân bố đó.

II. KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ- SỐ LIỆU

1. Xử lí số liệu

Mục

Đơn vị

Công thức

1. Mật độ dân số

Người/

km2

MĐDS  = tổng số dân / tổng S tự nhiên * (hệ số chênh lệch)

2. Sản lượng

Tấn, triệu tấn

Sản lượng = năng suất * diện tích đất nông nghiệp

3. Năng xuất

Tạ / ha,

Tấn / ha

Năng suất = sản lượng / diện tích đất nông nghiệp

(1 tấn = 10 tạ = 1000 kg)

4. Bình quân lương thực  đầu người

Kg / người

Bình quân lương thực/người = tổng sản lượng / tổng dân số

5. Bình quân đất nông nghiệp đầu người

m2 / người

Bình quân đất nông nghiệp đầu người = tổng diện tích đất nông nghiệp / tổng dân số

(1 km2 = 100 ha = 1 000 000 m2)

6. Bình quân thu nhập đầu người

USD, VNĐ / người

Bình quân thu nhập đầu người = Tổng GDP / tổng dân số

7. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên

Tỉ lệ sinh

Tỉ lệ tử

(%)

 

(%0)

(%0)

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên:

 Tg = S – T

S = s * 1000 / dân số trung bình

T = t * 1000 / dân số trung bình

Tg: tỉ lệ tăng dân số tự nhiên

S: tỉ lệ sinh

T: tỉ lệ tử

s:số trẻ được sinh ra

t: số người tử

8. Tính cơ cấu

(%)

Tỉ trọng từng phần = giá trị từng phần * 100 / giá trị tổng thể

9. Tính tốc độ tăng trưởng:

Lấy năm đầu = 100%

Năm sau so với năm trước

 

(%)

  • Lấy năm đầu = 100%

Tốc độ tăng trưởng = giá trị của năm sau * 100 / giá trị năm đầu

  • Năm sau so với năm trước

Tốc độ tăng trưởng = giá trị của năm sau – giá trị của năm trước * 100 / giá trị của năm trước

10. Cán cân xuất nhập khẩu

 

 

Tỉ USD

Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu

Xuất khẩu > nhập khẩu => xuất siêu

Xuất khẩu < nhập khẩu => nhập siêu

Tính bán kinh đường tròn

 

 

lần

Đặt R 1 = 1 đơn vị độ dài, tính R2, R3,…

 

 
   
 

R2,3,…

 

2. Vẽ biểu đồ

Một bài vẽ biểu đồ gồm: Biểu đồ, số liệu, chú giải, tên biểu đồ

Một số biểu đồ cơ bản:

a. Biểu đồ cột: cột đơn, cột ghép, cột chồng, thanh ngang.

-Yêu cầu: chia tỉ lệ trên hệ trục toạ độ hợp lí.

- Nếu có 2 loại số liệu (cùng thời gian) => vẽ 2 trục tung

b. Biểu đồ tròn: thể hiện cơ cấu, gồm: 1 biểu đồ tròn, 2, 3 biều đồ tròn, biều đồ có bán kính khác nhau, biểu đồ 2 nữa đường tròn.

c. Biểu đồ đường (đồ thị)

-Thể hiện sự phát triển và tăng trưởng theo thời gian (qua nhiều thời kì, năm, tháng ), chia tỉ lệ thời gian chính xác.

- Gồm biểu đồ 1 đường, nếu biểu đồ từ 2 đường trở lên => kí hiệu đường cùng màu khác dạng.

- Bảng số liệu có 3 đại lượng khác nhau => tính tốc độ % (lấy năm đầu = 100%)

d. Biểu đồ miền

- Biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu theo thời gian (4 năm trở lên)

- Là biểu đồ hình chữ nhật có chiều cao 100%

- Chia thời gian đúng tỉ lệ, năm đầu tiên ở gốc tọa độ

3. Phân tích  biểu đồ, bảng số liệu

Gồm 2 phần:

- Nhận xét chung: nêu khái quát (nhận định) của biểu đồ, bảng số liệu

- Nhận xét riêng: Nhận xét từng thành phần (phải sử dụng số liệu để chứng minh), tìm cực đại, cực tiểu (nếu có)

- Nếu gặp biểu đồ tăng trường cần so sánh các đại lượng bằng cách sử dụng số lần.

* Tùy từng loại biểu đồ, bảng số liệu có các dạng cơ bản sau:

+ Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu

+ So sánh cơ cấu

+ Nhận xét sự thay đổi các đại lượng theo thời gian

+ So sánh các đại lượng,..

 Gỉai thích các nguyên nhân: dựa vào kiến thức bài học, liên hệ thực tế.

MỘT SỐ BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Bài 1. Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm của nước ta

Địa điểm

Lạng sơn

Hà Nội

Huế

Đà Nẵng

Quy Nhơn

TP. HCM

Nhiệt độ TB tháng I (OC)

13 ,3

14,6

19,7

21,3

23,0

25,8

Nhiệt độ TB tháng VII (OC)

27,0

28,9

29,4

29,1

29,7

29,4

a, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện nhiệt độ trung bình giữa tháng I và tháng VII các địa điểm trên.

b, So sánh và nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam, giữa tháng I và tháng VII ở những địa điểm trên. Giải thích nguyên nhân.

c. Tính biên độ nhiệt các địa điểm trên

Bài 2. Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ TRUNG BÌNH CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ

NÔNG THÔN THỜI KÌ 1990 – 2002

        

(Đơn vị: nghìn người)

Năm

Thành thị

Nông thôn

1990

12880,3

53136,4

1996

15419,9

57736,5

1998

17464,6

57991,7

2002

20022,1

59705,3

 

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta thời kí 1990 – 2002.

b. Nhận xét cơ cấu, sự thay đổi cơ cấu trên. Giải thích.

Bài 3. Dựa vào bảng số liệu sau:

Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Cân bằng ẩm (mm)

Hà Nội

1676

989

687

Huế

2868

1000

1868

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

245

a, Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất lượng mưa, lượng bốc hơi và cán cân ẩm của địa điểm trên.

b, So sánh, nhận xét lượng mưa, lượng bốc hơi và cán cân ẩm của 3 địa điểm trên. Giải thích.

Bài 4. Cho bảng số liệu sau

SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG QUA MỘT SỐ NĂM

Năm

Tổng diệnh tích rừng (triệu ha)

Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha)

Diện tích rừng trồng (triệu ha)

Độ che phủ (%)

1943

14,3

14,3

0

43,0

1983

7,2

6,8

0,4

22,0

2005

12,7

10,2

2,5

38,0

a, Nhận xét sự biến động rừng và độ che phủ rừng qua các năm trên. Giải thích.

b, Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu các loại rừng năm 1983 và 2005.

Bài 5. Dựa vào bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT LÚA TB CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1975 - 2000

Năm

1975

1980

1990

1995

2000

Diện tích (nghìn ha)

4856

5600

6042,8

6765,6

7663,3

Năng suất (tấn/ha)

2,1

2,1

3,2

3,7

4,3

 

a. Tính sản lượng lúa các năm trên.

b. Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng lúa TB các năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2000. (lấy năm 1975 = 100%)

c. Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng trên.

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai