Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 74
Trong ngày: 334
Trong tuần: 3391
Lượt truy cập: 5723531


LÒNG BIẾT ƠN- GIÁ TRỊ CỦA CUỘC SỐNG
Lượt xem: 151


LÒNG BIẾT ƠN- GIÁ TRỊ CỦA CUỘC SỐNG

Nguyễn Đức Hùng

d1

Mỗi chúng ta đều thuộc câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Đây là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được trao truyền từ đời này qua đời khác.

 Lòng biết ơn còn là một giá trị sống, đồng thời là một phương châm ứng xử nhân văn, tinh tế để góp phần làm nên vẻ đẹp nhân cách của con người. Nhờ có lòng biết ơn của thế hệ sau đối với thế hệ trước mà bồi đắp nên truyền thống văn hóa tri ân.

Thực tế hiện nay, trẻ em thường được đặt ở vị trí trung tâm, được yêu thương, chiều chuộng, muốn gì được nấy. Lâu dần nhiều trẻ hình thành lối sống ích kỉ, chỉ biết yêu cầu của bản thân, chỉ nhận lấy mà không biết quan tâm và biết ơn người khác. Hệ luỵ sẽ trở thành một lớp trẻ sống vô cảm, dửng dưng và thiếu trách nhiệm.

Biết ơn là thái độ cảm kích và trân trọng những hành động hoặc những việc tốt đẹp mà người khác dành cho mình. Bên cạnh đó biết ơn còn là sự đền đáp vì những sự giúp đỡ của người khác.

Trong lịch sử, nền tảng giáo dục truyền thống của người Việt chính là lòng biết ơn. Đây chính là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp của một con người.

Vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là giáo dục lòng biết ơn cho học sinh có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.

Có một số phương pháp  dạy cho học sinh lòng biết ơn:

  1. Làm gương cho học sinh: Thầy giáo chính là những người  đầu tiên và quan trọng  ảnh hưởng đến tương lai của học sinh. Trẻ sẽ có xu hướng bắt chước lại những hành vi của Thầy và dần hình thành nhân cách của chúng.
  2. Dạy học sinh giúp đỡ người khác: Dạy trẻ về lòng biết ơn đó là hãy cùng trẻ giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Những hành động nhỏ như hỏi thăm, ủng hộ người nghèo,... tập cho học sinh thói quen hỗ trợ những hoàn cảnh khốn khó ngay trong lớp, yếu thế trong cuộc sống. Ngoài ra, việc nhận được lời cảm ơn từ người mà mình giúp đỡ sẽ giúp trẻ dần hiểu rằng, làm việc tốt sẽ mang đến nhiều ý nghĩa, giá trị tốt đẹp cho xã hội.
  3. Nên tâm sự với học sinh những khó khăn vất vả của người đi trước, cho chúng hiểu rằng “ nếu không có những người tiên phong đi trước sẽ không có hạnh phúc như ngày hôn nay mà chúng đang được thụ hưởng”.
  4. Phải kiên nhẫn: Trẻ không thể đột nhiên thấm nhuần những lời răn dạy mà chúng cần thời gian trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm sống. Vì vậy hãy bình tĩnh và giúp trẻ hình thành thói quen về sự cảm kích, lòng biết ơn với những thứ mình đang nhận được.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi trẻ có lòng biết ơn ,sẽ có xu hướng suy nghĩ những điều tích cực, từ đó giúp chúng thêm yêu đời, hạnh phúc.

Biết ơn giúp chúng ta vững vàng hơn trong cuộc sống, nhân lên giá trị làm người, hướng tới một cuộc sống hạnh phúc. Giáo dục lòng biết ơn là một hình thức giáo dục sâu sắc về hình thành, bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp của học sinh./…

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai