Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 122
Trong ngày: 652
Trong tuần: 3611
Lượt truy cập: 5734541


Lượt xem: 282


BÀI CẢM NHẬN

Chiếc áo dài – quốc phục của người Việt Nam hay còn được gọi một cách gần gũi, thân thương hơn: “Chiếc Áo Dài Quê Hương”, được chọn làm trang phục đại diện của quốc gia trong các quan hệ quốc tế và các dịp lễ quan trọng. Những người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp nội địa hay quốc tế.

Áo dài Việt Nam không những nói lên nhân sinh quan Việt mà còn gói trọn tinh thần Việt Nam. Dù ở bất kì hoàn cảnh nào, áo dài vẫn giữ được cá tính độc lập tô bồi thêm nét đẹp người phụ nữ Việt Nam.

Hình ảnh phụ nữ hay thiếu nữ Việt Nam trong tà áo dài đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc.

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…

Hình ảnh chiếc áo dài đã được thi sĩ Nguyên Sa diễn tả một cách lãng mạn, trữ tình trong bài thơ nổi tiếng “Áo Lụa Hà Đông” và sau này đã được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng.

Trong thơ của nhà thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức cũng được nâng lên thành huyền thoại:

Biển dâu sực tỉnh giang hà

Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh

Hay trong bài hát “Ngàn thu áo tím”, nhạc sĩ Hoàng Trọng thể hiện cảm xúc về chiếc áo dài cũng đã viết thành những câu hát nổi tiếng:

Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím

Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím

Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau

Tháng năm càng lướt mau

Biết bao giờ trông thấy nhau…

Không chỉ được phản ánh rõ nét trong thơ, nhạc. Áo dài còn được phản ánh cả trong ca dao:

Đố ai kiếm được cái vảy con cá trê vàng,

Cái gan con tép bạc, mấy ngàn tôi cũng mua.

Chẳng thương cái cổ em có hột xoàn,

Thương em mặc chiếc áo vá quàng năm thân.

Áo may cái thuở anh mới thương nàng,

Đến nay áo rách lại vá quàng thay tay.

 

         Đặc biệt, trong số người Việt tỵ nạn đang định cư ở hải ngoại, khi ra đi họ cũng mang theo chiếc áo dài của quê hương họ từng ôm ấp, gắn bó ngày nào nên nhiều thi - nhạc sĩ đã phổ nhạc hay sáng tác các thi phẩm liên quan đến áo dài. Nữ thi sĩ Ý Nga đang định cư tại Canada đã nhắc đến áo dài trong bài thơ “Gửi từ trăng xưa”:

                  Áo dài chẳng mặc đầu xuân

                  Mà anh vẫn nhớ một thân, hai tà

                  Tết, mai chẳng điểm “vàng” hoa

Sao anh cứ nhăc lụa là vàng anh?

Đôi tà khép mở mong  - manh?

         Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt Nam, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt Nam, là đặc trưng cho quốc gia. Trải qua nhiều thời kì, nhiều giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình lịch sử, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi là tâm hồn việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

         Kín đáo, duyên dáng, gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là áo dài nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng trang phục phụ nữ Việt Nam, tạo thành sản phẩm văn hóa, vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam nói riêng.

         Hiện nay, áo dài xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Những phụ nữ Việt Nam biểu lộ tình cảm quê hương qua chiếc áo dài. Áo dài là “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng!

         “Ở đâu có phụ nữ Việt, ở đó có áo dài Việt”. Áo dài không chỉ đơn thuần là trang phục truyền thống, mà chính là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt.

         Chính vì vậy mà người Việt Nam vẫn yêu quý tà áo dài Việt, nhất là những thiếu nữ Việt thuộc thế hệ trẻ lưu vong trong sứ mạng gìn vàng giữ ngọc.

         Riêng bản thân Tôi, với cương vị là một giáo viên, Tôi vẫn luôn yêu thích trang phục áo dài khi đứng trên bục giảng mặc dù hiện nay có rất nhiều người thích mặc trang phục công sở (đồ vét, áo đầm, váy,…) khi lên lớp. 

        

        

 

 

 

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai