Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 21
Trong ngày: 445
Trong tuần: 3170
Lượt truy cập: 5718995


KINH NGHIỆM ÔN THI THPT MÔN ĐỊA LÍ
Lượt xem: 142


KINH NGHIỆM ÔN THI THPT MÔN ĐỊA LÍ

Thầy Nguyễn Đức Hùng - Tổ Địa lí.

dia

       Nội dung ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí là:  bám sát chương trình sách giáo khoa; thành thạo kỹ năng sử dụng Atlat; làm bài tập với biểu đồ; tính toán với số liệu.

Môn Địa lí thi dưới hình thức trắc nghiệm, có thể dễ dàng lấy điểm ở một mức độ nào đó song để đạt điểm cao lại rất khó. Vì vây, các em hãy lắng nghe những chia sẻ dưới đây về kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí hiệu quả cao nhé.

Bước 1: Hệ thống kiến thức theo đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT

Với kỳ thi THPT quốc gia năm 2023, trước khi kỳ thi diễn ra tầm 1 tháng, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo môn Địa lí bao gồm: 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, 30% ở mức độ vận dụng và vận dụng cao nhằm phân loại thí sinh. Theo tham khảo đề  năm 2023, Chương trình thi sẽ có cả hai phần kiến thức. Cụ thể: https: //cmc-u.edu.vn/de-thi-minh-hoa-tot-nghiep-thpt-nam-2023-mon-dia-ly/

Nội dung thi gồm:

  • Kĩ năng biểu đồ: 2 câu, kỹ năng bảng số liệu: 2 câu gồm nhận xét và sử lý số liệu, Sử dụng Atlat: 15 câu.
  • Còn lại 21 câu là lý thuyết.

Như vậy kể từ khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi tham khảo, các em  hãy dựa vào đề thi đó để định hướng và hệ thống lại kiến thức.

- Các em nên tham khảo đề thi những năm trước và đề thi học kỳ của trường để nhận ra xu hướng ra đề thi của từng năm.

Bước 2: “Check” lại toàn bộ kiến thức Địa lí

- Mục đích của việc ôn tập là hệ thống, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, giúp người học đạt kết quả cao trong thi cử. Vì vậy, để đạt kết quả cao môn Địa Lí trong kỳ thi THPT quốc gia, các bạn nên dành thời gian đọc đi đọc lại các nội dung tài liệu, đánh dấu các nội dung cơ bản, số liệu cần chú ý.

- Lập các bảng biểu tổng kết ngắn gọn để dễ ôn tập, nắm vững các nội dung cốt lõi cũng như các vấn đề cần giải quyết của mỗi chủ đề.

- Tham gia đủ các buổi ôn tập THPT trên lớp. Giáo viện sẽ giúp các em hoàn hoàn thiện kiến thức và kỹ năng nhanh và chính xác nhất.

Bước 3: Học cách khai thác triệt để công cụ Atlat

Atlat được coi là quyển “sách giáo khoa thứ hai”, cũng là tài liệu quan trọng được sử dụng trong phòng thi.

Hiện nay trong kỳ thi “2 trong 1” này, tất cả các thí sinh đều được sử dụng Atlat.Vì vậy cần chú ý khai thác triệt để lợi thế này bằng việc thành thạo cách sử dụng Atlat địa lý như một công cụ hữu hiệu trong quá trình học – ôn tập – làm bài, giảm ghi nhớ máy móc các địa danh, nơi phân bố và các số liệu thống kê.

Trong đề thi minh họa phần Atlat năm 2023, câu dẫn  không còn đề số trang cần tìm mà thay bằng tên của trang cần tìm.

Bước 4: Thành thạo từng loại biểu đồ

  • Trong đề thi môn Địa Lí THPT quốc gia chắc chắn sẽ có câu hỏi biểu đồ, do đó bạn cần rèn luyện kỹ năng nhận dạng các loại biểu đồ, loại câu hỏi nào sẽ tương ứng với loại biểu đồ nào. Cụ thể như sau:
  1. Nhận diện Biếu đồ.

– Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối).

  • Biểu đồ miền: Thể hiện cơ cấu của đối tượng qua nhiều năm (từ 4 năm trở lên). (theo tỷ lệ %  tương đối).

– Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của nhiều đối tượng (theo tỷ lệ % tuyệt đối).

– Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm.

– Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị qua một số năm.

– Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biến của các đối tượng khác nhau về nhiều đơn vị qua nhiều năm.(thường sử dụng cho dạng tốc độ tăng trưởng %)

– Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tượng với cùng một đối tượng chung. Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp có 2 loại số liệu khác nhau . Ví dụ: sản lượng điện than (triệu tấn) kết hợp sản lượng điện điện (tỷ kw),…

  1. Nhận xét biểu đồ, Bảng số liệu.

Mỗi bảng số liệu sẽ có phần nhận xét: Các em cần rèn luyện cả kỹ năng nhận xét bảng số liệu, chú ý đến ý nghĩa của bảng số liệu , kỹ năng sử lý số liệu để tìm đáp án.

Trong việc phân tích Bảng số liệu, nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối,… bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.

Bước 5: Chuẩn bị kỹ năng thi trắc nghiệm

Hãy tập làm thử nhiều đề thi trắc nghiệm để đúc rút được kinh nghiệm quý báu cho bản thân.

– Thời gian làm bài trắc nghiệm môn Địa lí là 50 phút với tổng số 40 câu hỏi (từ câu 41-. Câu 80), như vậy hời gian trung bình cho một câu hỏi là khoảng 1phút 15 giây –> 1 phút 25 giây.

– Nếu quá khoảng thời gian đã định này mà các em vẫn chưa tìm ra đáp án, thì hãy bỏ qua câu này để làm sang câu khác dễ hơn, tạo cơ hội “quay vòng” để làm lại các câu hỏi khó khác lần thứ hai, thứ 3.

– Khi làm bài thi môn trắc nghiệm, hãy đọc kỹ một lượt các câu hỏi, cảm thấy câu nào dễ thì nhanh chóng làm ngay, càng làm được nhiều câu dễ thì “tâm lý” làm bài của các em sẽ càng thoải mái hơn.

– Đối với những câu hỏi khó, trong trường hợp không tìm ra được đáp án đúng hãy sử dụng kỹ năng phỏng đoán – loại trừ đi một số phương án gây nhiễu để tìm cho mình được đáp án đúng nhất.

– Tuyệt đối không được bỏ trống bất kì câu hỏi nào, bởi trong bài thi trắc nghiệm phần nào vẫn sẽ có những yếu tố may mắn.

.           Các em có thể tham khảo đề minh họa năm 2023 qua địa chỉ: https: //cmc-u.edu.vn/de-thi-minh-hoa-tot-nghiep-thpt-nam-2023-mon-dia-ly/ 

Chúc các em có một kỳ thi đạt hiệu quả cao nhất./.

 

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai