Đang truy cập: 34 Trong ngày: 895 Trong tuần: 3517 Lượt truy cập: 6537023 |
Kinh nghiệm học môn hóa để luôn đạt điểm cao. Cùng tham khảo để lựa chọn cho mình cách học hiệu quả và phù hợp nhất nhé
Với những kinh nghiệm mình đã tích lũy được sau 3 năm đi gia sư môn hóa học,mình thấy rằng có rất nhiều điều cần chia sẻ về việc học tập môn hóa học
1. Đặc thù chung của môn hóa học
Mình đã tiếp xúc với rất nhiều bạn học sinh từ rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam qua mạng xã hội facebook và qua sự tương tác trao đổi thì mình nhận thấy rằng các bạn học sinh 80% phàn nàn rằng môn hóa là môn khó học.tại sao lại như vậy?
Theo suy nghĩ của mình về môn hóa học thì đây là 1 môn học khá là thú vị và hay,nó yêu cầu độ tư duy và nghiên cứu sâu. Thực ra nó không khó như nhiều bạn nghĩ nếu bạn có 1 phương pháp học tập tốt và hiệu quả. Từ khi các em bắt đầu học môn hóa các em đã không nhận thức được việc học như thế nào.sau đây mình xin nói qua về 1 số phương pháp học mà mình đã áp dụng
2. Phương pháp học tập tốt môn hóa
Trong chương trình học tập thì môn hóa học bắt đầu được học từ năm lớp 8 tức là ở bậc THCS. 2 năm học môn hóa ở THCS chủ yếu giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản nhất về môn hóa học.nếu 2 năm học đó các em không nắm đc kiến thức cơ bản đó thì sau khi lên THPT bạn sẽ cảm thấy học môn hóa học rất khó khăn.chính vì vậy ngay từ năm học THCS bạn nên có 1 phương pháp học tập tốt môn hóa.
Một số pp:
- Học những dạng hóa được học trên lớp cho bởi giáo viên
- Nắm vững tính chất hóa học,tính chất vật lý của các chất thường gặp trong hóa
- Nắm vững kiến thức về bảng tuần hoàn,phương trình hóa học
- Làm bài tập hay và khó để tăng độ tư duy
Đó là 1 số pp học hóa tại THCS của mình.khi bạn đã có nền tảng thì việc học hóa tại THPT rất đơn giản.nếu bạn nào đã mất căn bản thì lên THPT bạn phải phấn đấu rất nhiều ngay từ năm lớp 10.sau đây là 1 số pp của mình khi học tại THPT:
- Nắm hết các pp giải nhanh bài tập hóa học
- Nắm vững về phương trình hóa học,chuỗi phản ứng
- Nắm rõ tính chất hóa học các chất
- Nghiên cứu các dạng bài tập chủ điểm trong hóa áp dụng vào thi đại học
- Sưu tầm nhiều tài liệu hay về các chủ đề và làm bài tập thật nhiều
Đó là những quan điểm của mình về việc học môn hóa
Hóa học ở chương trình trường phổ thông có hai phần chính: hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Cần nắm định nghĩa, khái niệm, quan trọng hơn là phải hiểu được bản chất của vấn đề, biết cách vận dụng được các khái niệm - định luật trên.
Các tính chất: Phải nắm được các yếu tố tên gọi, lý tính, cấu tạo, hóa tính, phương pháp điều chế và ứng dụng của các chất
Các bài tập áp dung: Để làm tốt phần này, học sinh cần nắm vững hóa tính, điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra. Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ? ( Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,...kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có. Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu. Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa - bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi
- Hóa học ở chương trình THPT có hai phần chính: hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Cái khó khi học môn hóa nằm ở chỗ: lớp 11 học một nửa hữu cơ, một nửa vô cơ và lớp 12 học phần còn lại. Do đó khi thầy cô dạy các em chương trình hóa lớp 12, các em phải xem lại phần liên quan ở lớp 11.
Ví dụ: bài rượu ở lớp 12 liên quan đến bài anken ở lớp 11; bài phenol, anilin ở lớp 12 liên quan đến bài benzen ở lớp 11; bài hợp chất chứa natri (NaOH, Na2CO3...) ở lớp 12 liên quan đến bài phản ứng trao đổi ion ở lớp 11...
- Dù hóa vô cơ hay hóa hữu cơ, phần cốt lõi của môn hóa học nằm trong hóa tính và điều chế các chất. Sau khi nắm vững các phần này, việc kế tiếp là các em phải hệ thống lại các bài học thì mới có thể vận dụng chúng dễ dàng (giai đoạn này nếu các em không làm được thì yêu cầu sự giúp đỡ của thầy cô).
Ví dụ: khi học xong các chất rượu, andehyt, axit hữu cơ, este, amin, amino axit, gluxit... các em đặt lại vấn đề như sau: các tác nhân như Na, NaOH, H2, HBr, Br2... có thể tác dụng với những chất hữu cơ nào trong các chất trên. Tìm xem các điểm giống nhau và khác nhau giữa các chất.
- Khi hệ thống được các kiến thức, các em mới bắt đầu làm các bài tập lý thuyết như: sơ đồ biến hóa, nhận diện hóa chất, tinh chế hóa chất, viết công thức cấu tạo các chất đồng phân... Các em nên làm bài tập theo từng vấn đề để rút kinh nghiệm.
- Nên nhớ là dù các em thi bằng các đề trắc nghiệm nhưng khởi đầu tập luyện phải biết cách lập luận của đề tự luận, nếu không các em sẽ không biết bắt đầu từ chỗ nào để đến kết quả.
Ví dụ với câu trắc nghiệm sau:
"Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 khuấy đều đến khi có dư, ta thấy hiện tượng như sau:
A/ Ban đầu dung dịch trong suốt, sau một thời gian thì đục dần.
B/ Ban đầu dung dịch đục dần, sau một thời gian thì trong dần.
C/ Dung dịch từ từ đục dần cho đến cuối thí nghiệm.
D/ Dung dịch trong suốt cho đến cuối thí nghiệm.
Phân tích câu hỏi trên ta thấy kiến thức chuẩn ở phản ứng:
3NaOH + AlCl3 --> 3NaCl + Al(OH)3.
Al(OH)3 có tính lưỡng tính nên có thể tác dụng với NaOH theo phản ứng:
Al(OH)3 + NaOH --> NaAlO2 + 2H2O
Chương trình phân ban viết: Al(OH)3 + NaOH --> Na[Al(OH)4]
Xét đến thí nghiệm đề bài cho: ban đầu AlCl3 dư --> có Al(OH)3 không tan trong nước: dung dịch đục dần.
Sau một thời gian có NaOH dư --> NaAlO2 tan trong nước: dung dịch trong dần. Do đó đáp án đúng là câu B.
Khi làm bài thi các em thường mắc phải những lỗi sau:
1/ Không thuộc tên gọi các chất hóa học: ví dụ nhầm lẫn giữa "etyl clorua" với "etylen clorua"...
2/ Không nắm vững các khái niệm căn bản: ví dụ nhầm lẫn giữa "mạch hở" và "mạch thẳng"...
3/ Chủ quan khi viết các phương trình phản ứng nhưng lại quên cân bằng phương trình.
4/ Sử dụng máy tính không phải của mình khi tính toán trong các bài toán...
Như nhiều thầy cô đã khuyên, tôi chỉ nhắc lại cho các em khi làm bài trắc nghiệm là: câu dễ làm trước (thường là các câu lý thuyết), câu khó làm sau. Nếu gần hết giờ vẫn còn các câu trống thì hãy dùng phương pháp xác suất để chọn câu trả lời.
Kinh nghiệm lượm lặt học tốt môn Hóa |
|
|
|
Điều này được chứng minh qua kết quả các kỳ thi tốt nghiệp THPT (những năm có môn Hóa) và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm: Mặt bằng điểm thi môn Hóa thường cao hơn cả. Tuy nhiên, đây cũng là môn dễ mất điểm. |
Môn Hóa Học: học tốt lý thuyết để thành công
|
|
Đề thi phần lớn không yêu cầu phải học thuộc lòng các định nghĩa, các khái niệm... mà cần phải hiểu để vận dụng và suy luận. PGS.TS Vũ Ngọc Ban, Khoa Hoá học, trường ĐH KHTN đưa ra một số lời khuyên cho các bạn thi ĐH sắp tới Về môn Hoá học.
Đề thi 3 năm qua có gì cần chú ý? Năm nay là năm thứ tư việc thi tuyển sinh Đại học (TSĐH) thực hiện theo phương thức ra đề thi chung cho từng khối trường Cả ba kỳ thi vừa qua, các đề thi môn Hoá (hai khối A, B) đều gồm 6 câu, 2 câu về lý thuyết Vô cơ (3 điểm) 2 câu về lý thuyết Hữu cơ (3 điểm), một bài tập Vô cơ (2 điểm) và 1 bài tập Hữu cơ (2 điểm). Như vậy, điểm phần thuyết cao hơn phần bài tập. Các câu hỏi về viết phương trình phản ứng, hoàn thành các sơ đồ phản ứng, về điều chế các chất chiếm tỉ lệ cao trong số các câu hỏi lý thuyết. Các câu hỏi về phần nhận biết các chất cũng tương đối nhiều, câu hỏi về tách chất thường ít hơn. Các câu hỏi có tính thực tế, ứng dụng cũng cần được chú ý đến. Bên cạnh các kiến thức thuộc chương trình lớp 12 (là chủ yếu) có cả các kiến thức phần Hoá Đại cương và Hoá Vô cơ, Hữu cơ lớp 10, 11 như Cấu tạo nguyên tử, pH của dung dịch, cân bằng Hoá học, điều chế các chất Vô cơ quan trọng, đại cương về Hoá Hữu cơ, hoá tính và điều chế các Hidrôcacbon... Các bài tập phần lớn không lắt léo, phức tạp và không “nặng” như nhiều đề thi những năm trước đây. Các bài tập Vô cơ chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, lien quan đến phản ứng của các kim loại và hợp chất của kim loại. Các bài tập Hữu cơ vẫn quen thuộc là các bài toá xác định công thức và các hợp chất hữu cơ...
Từ các nhận xét trên, có thể rút ra điều gì?
Điều đầu tiên là các em phải chú trọng học tốt phần lý thuyết. Không chỉ vì phần lý thuyết có số điểm cao hơn phần bài tập mà ngay trong phần bài tập, nếu không nắm tốt các kiến thức lý thuyết, không viết đúng các phương trình phản ứng thì cũng không giải bài tập được. Để nắm vững các kiến thức cơ bản, (...) các em không chỉ học phần lý thuyết trong SGK, mà còn phải tìm hiểu các câu hỏi, bài tập ở cuối mỗi bài và ở sách bài tập. Ngoài ra, còn nên đọc thêm một số tài liệu tham khảo như các sách giới thiệu các đề thi TSĐH và CĐ trong những năm gần đây. Qua đó, các em có thể tăng cường kiến thức và quan trọng là để biết các dạng câu hỏi, bài tập thường gặp khi đi thi cũng như cách trả lời, cách trình bày các vấn đề như thế nào cho hợp lý. Khi học theo SGK, một số em thấy khó khăn, cứ thấy “học trước quên sau” hoặc học xong một vài lượt thì cảm thấy như “cái gì cũng biết” nhưng khi hỏi cụ thể vào một phần nào đó thì quên hẳn hoặc trả lời rất bập bõm. Để tránh tình trạng này, các em nên tự tổng kết các bài theo một dàn ý thật ngắn gọn để dễ nhớ, rồi dựa vao dàn ý đó mà phát triển thành một câu trả lời đầy đủ. Các đề thi hiện nay không khó như trước đây, số học sinh làm được bài nhiều hơn. Để vượt lên, vấn đề trình bày bài thi cho tốt càng trở nên quan trọng. Muốn vậy, các em cần đọc kỹ đề bài, trình bày ngắn gọn và đầy đủ các yêu cầu của câu hỏi, tránh bỏ sót ý này, ý khác có thể bị mất điểm một cách đáng tiếc. Có gặp các “câu tủ các em cũng đừng ham viết dài, lan man (có khi lạc đề) mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến các câu khác. Đề hỏi gì làm nấy, viết đủ ý, rõ ràng mạch lạc là được. Chữ viết cũng không cần cầu kỳ, nắn nót, chỉ cần viết sạch, dễ đọc. Các phương trình phản ứng các em chú ý cân bằng và viết đủ các điểu kiện phản ứng (nếu câu hỏi yêu cầu). Phần này nếu không để ý cũng rất dễ bị mất điểm. Với bài toán Vô cơ và Hữu cơ, các em nhất thiết phải đọc kỹ đề bài 2, 3 lần để hiểu đúng nội dung yêu cầu của bài ra, viết đúng công thức của các chất và các phương trình phản ứng. Cần phải chú ý biện luận các chất phản ứng cho dư hay thiếu, phản ứng hoàn toàn hay chưa hoàn toàn...để biết được các sản phẩm của phản ứng là gì... Đây là bước quan trọng nhất của bài toán. Sau đó mới là bước lập phương trình và tính toán kết quả. Trong trường hợp vì lý do nào đó, các em không lập đủ phương trình để có thể giải bài toán đi đến đáp số cuối cùng thì tuyệt đối không được “bỏ trắng” cả bài, mà phải viết tất cả những phần mình đã làm được ra giấy thi vì nguyên tắc chấm thi là làm đúng phần nào đều cho điểm phần đó. Nếu làm bài toán mất nhiều thời gian chưa giải được thì không nên làm cố, dễ bị “sa lầy” mà chuyển sang câu khác, sau đó quay lại có khi lại phát hiện này ra chỗ mình đã sai lầm và giải được bài toán. Một kinh nghiệm chung khi làm các đề là các em nên chọn những bài dễ mà mình có thể làm tốt để làm trước. Điều này tạo cho các em tâm lý tự tin, thoải mái giúp các em làm tốt các câu tiếp theo Nhìn chung, trong ba môn thi, môn Hoá thường được xem là môn “gỡ điểm”, mong các em cố gắng phấn đấu để đạt điểm cao môn Hoá học và thành công trong kỳ thi năm nay. |
KINH NGHIỆM LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA
Điểm khác biệt giữa đề thi môn Hóa so với các môn khác là rất nhiều lí thuyết, học sinh phải nắm vững rồi mới áp dụng để làm được bài. Tuy nhiên lí thuyết môn Hóa thường không phải học thuộc lòng, nhưng phải hiểu mới vận dụng được.
Bài toán Hóa thường gắn liền với các định luật hoặc lý thuyết tổng quát, mức độ khái quát cao. Nắm tốt các lý thuyết tổng quát sẽ giúp các em làm tốt hơn 50% số câu hỏi.
Phần còn lại nằm vào các trường hợp đặc biệt cần phải nhớ hoặc cần suy luận phụ thuộc vào năng lực của từng học sinh cụ thể.
Các em nên làm đề cương và nắm chắc các lý thuyết tổng quát: các thuyết và định luật như: Thuyết nguyên tử- phân tử, thuyết electron, lý thuyết về liên kết hóa học, lý thuyết về phản ứng hóa học, thuyết điện li, thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ… Định luật bảo toàn khối lượng, định luật Avogadro, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa …Ngoài ra cần phải nắm vững và thành thạo các phương pháp giải nhanh như: áp dụng định luật bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích…), phương pháp dùng , phương pháp đường chéo, phương pháp dùng tăng giảm khối lượng…
Học sinh không nên học tủ bất kì phần nào mà xác định trọng tâm, nắm chắc chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, nắm cấu trúc đề thi (phân phối số lượng câu hỏi / từng chương) theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Để làm bài trắc nghiệm môn Hóa được tốt thì học sinh chỉ cần ôn tập lý thuyết kiến thức trong sách giáo khoa (SGK). Một điều chắc chắn là đề thi không được phép ra ngoài chương trình SGK nên học sinh không cần sa đà vào các kiến thức khó ngoài SGK.
Lưu ý: Trong một số trường hợp học bài toán hóa học cho số chia không hết (ví dụ 10/3) học sinh thường làm tròn và có thể dẫn đến một kết quả sai, lời khuyên dành cho các em là nên chọn đáp án gần nhất hoặc cách hay hơn là nên tính toán với phân số.
So với số thí sinh dự thi Đại học thì số thí sinh đạt điểm tuyệt đối quả là ít nhưng không phải là không thể đạt điểm 10. Có nhiều học sinh nắm chắc kiến thức và có thể làm đúng hoàn toàn bài thi. Các em thường có những sai sót cơ bản mất 0,25-0,5 điểm và do vậy không đạt được điểm tuyệt đối. Để tránh mất 0,25-0,5 điểm đối với những câu các em nghi ngờ kết quả thì có thể kiểm tra lại kết quả (đối với câu định lượng nên thay kết quả vào; đối với câu hỏi lý thuyết thì cố gắng dùng phương pháp loại trừ).
Thêm nữa, các em không nên có tâm lý nghi ngờ đề sai (nhất là với kì thi quan trong như thi Đại học). Khi giải ra kết quả không có trong đáp án A, B, C, D thì hầu như các em đã giải sai. Bình tĩnh kiểm tra lại và loại trừ các đáp án mà các em xác định chắc chắn sai. Từ đó khả năng tìm câu trả lời sẽ cao hơn và không bị mất điểm.
Để tự tin, không bị mất bình tĩnh thì các em nên ôn tập thật tốt, nắm chắc kiến thức. Tuy nhiên, khi làm bài có thể gặp câu hỏi mà phần kiến thức đó các em học chưa kĩ, hãy bình tĩnh: bỏ qua câu đó và làm câu khác. “Đừng bao giờ làm lần lượt từ trên xuống dưới”, hãy tìm câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không mất quá nhiều thời gian vào một câu (theo ý kiến riêng của tôi là không mất quá 2 phút cho 1 câu, sau khi giải quyết hết câu khác mà còn thời gian thì mới tập trung giải quyết các câu còn lại, còn nếu đã sát thời gian (còn <5 phút) thì nên cân nhắc, tính toán đánh “lụi” để đạt xác suất cao nhất).
Một số điểm lưu ý khi làm bài thi môn Hóa học: Viết và cân bằng phương trình hóa học nhanh, chính xác (có thể dùng phương trình ion thu gọn thay cho phương trình phân tử, dùng sơ đồ thay cho phản ứng hóa học); Tính toán bằng phân số nếu gặp số không chia hết; Triệt để sử dụng phương pháp loại trừ để thu hẹp các phương án cần lựa chọn; Cần kiểm tra lại các phương án mà các em lựa chọn.
Vài kinh nghiệm học và thi môn hóa học
- Hóa học ở chương trình THPT có hai phần chính: hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Cái khó khi học môn hóa nằm ở chỗ: lớp 11 học một nửa hữu cơ, một nửa vô cơ và lớp 12 học phần còn lại. Do đó khi thầy cô dạy các em chương trình hóa lớp 12, các em phải xem lại phần liên quan ở lớp 11.
Ví dụ: bài rượu ở lớp 12 liên quan đến bài anken ở lớp 11; bài phenol, anilin ở lớp 12 liên quan đến bài benzen ở lớp 11; bài hợp chất chứa natri (NaOH, Na2CO3...) ở lớp 12 liên quan đến bài phản ứng trao đổi ion ở lớp 11...
- Dù hóa vô cơ hay hóa hữu cơ, phần cốt lõi của môn hóa học nằm trong hóa tính và điều chế các chất. Sau khi nắm vững các phần này, việc kế tiếp là các em phải hệ thống lại các bài học thì mới có thể vận dụng chúng dễ dàng (giai đoạn này nếu các em không làm được thì yêu cầu sự giúp đỡ của thầy cô).
Ví dụ: khi học xong các chất rượu, andehyt, axit hữu cơ, este, amin, amino axit, gluxit... các em đặt lại vấn đề như sau: các tác nhân như Na, NaOH, H2, HBr, Br2... có thể tác dụng với những chất hữu cơ nào trong các chất trên. Tìm xem các điểm giống nhau và khác nhau giữa các chất.
- Khi hệ thống được các kiến thức, các em mới bắt đầu làm các bài tập lý thuyết như: sơ đồ biến hóa, nhận diện hóa chất, tinh chế hóa chất, viết công thức cấu tạo các chất đồng phân... Các em nên làm bài tập theo từng vấn đề để rút kinh nghiệm.
- Nên nhớ là dù các em thi bằng các đề trắc nghiệm nhưng khởi đầu tập luyện phải biết cách lập luận của đề tự luận, nếu không các em sẽ không biết bắt đầu từ chỗ nào để đến kết quả.
Ví dụ với câu trắc nghiệm sau:
"Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 khuấy đều đến khi có dư, ta thấy hiện tượng như sau:
A/ Ban đầu dung dịch trong suốt, sau một thời gian thì đục dần.
B/ Ban đầu dung dịch đục dần, sau một thời gian thì trong dần.
C/ Dung dịch từ từ đục dần cho đến cuối thí nghiệm.
D/ Dung dịch trong suốt cho đến cuối thí nghiệm.
Phân tích câu hỏi trên ta thấy kiến thức chuẩn ở phản ứng:
3NaOH + AlCl3 --> 3NaCl + Al(OH)3.
Al(OH)3 có tính lưỡng tính nên có thể tác dụng với NaOH theo phản ứng:
Al(OH)3 + NaOH --> NaAlO2 + 2H2O
Chương trình phân ban viết: Al(OH)3 + NaOH --> Na[Al(OH)4]
Xét đến thí nghiệm đề bài cho: ban đầu AlCl3 dư --> có Al(OH)3 không tan trong nước: dung dịch đục dần.
Sau một thời gian có NaOH dư --> NaAlO2 tan trong nước: dung dịch trong dần. Do đó đáp án đúng là câu B.
Khi làm bài thi các em thường mắc phải những lỗi sau:
1/ Không thuộc tên gọi các chất hóa học: ví dụ nhầm lẫn giữa "etyl clorua" với "etylen clorua"...
2/ Không nắm vững các khái niệm căn bản: ví dụ nhầm lẫn giữa "mạch hở" và "mạch thẳng"...
3/ Chủ quan khi viết các phương trình phản ứng nhưng lại quên cân bằng phương trình.
4/ Sử dụng máy tính không phải của mình khi tính toán trong các bài toán...
Như nhiều thầy cô đã khuyên, tôi chỉ nhắc lại cho các em khi làm bài trắc nghiệm là: câu dễ làm trước (thường là các câu lý thuyết), câu khó làm sau. Nếu gần hết giờ vẫn còn các câu trống thì hãy dùng phương pháp xác suất để chọn câu trả lời.
(SƯU TẦM)
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT ^^
|
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn KếtĐịa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai