Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 13
Trong ngày: 377
Trong tuần: 3169
Lượt truy cập: 5720876


Lượt xem: 402

Đặc điểm sinh lý của các trạng thái

( Sưu tầm) Xuân Hải

A) Trạng thái khởi động

1. Định nghĩa khởi động :

Khởi động là một hình thức dùng các bà i tập ( tay không , đi , chạy chậm ... ) để kích thích cơ thể từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động , đồng thời nâng dần cường độ hoạt động để cơ thể thích ứng với khối lượng , cường độ tập luyện và thi đấu .

2. Ý nghĩa của khởi động :

Khởi động mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với những người tham gia luyện tập TDTT , nó giúp :

- Nâng cao quá trình trao đổi chất , nâng cao nhiệt độ cơ thể để hạn chế tính ỳ của cơ bắp ( do các sợi cơ được liên kết bởi chất dẻo nên nó cần phải được hâm nóng lên để cho cơ được dẻo và linh hoạt ) . Năng lực hoạt động của cơ thể có mối quan hệ với nhiệt độ cơ thể , biểu hiện qua thành tích , có liên quan đến nhiệt độ cơ thể

- Khởi động nâng cao được khả năng và chức năng tuần hoà n , hô hấp ( tăng lưu lượng / phút của tim , tăng lượng thông khí phổi tối đa --> bảo đảm quá trình cung cấp oxy và năng lựơng cho cơ thể )

- Khởi động để điều tiết hoạt động của cơ quan thần kinh , kích thích các phản xạ có điều kiện của kỹ năng động tác , nó chuẩn bị cho quá trình thực hiện kỹ năng động tác chính xác hơn .

- Điều tiết được trạng thái trước khi thi đấu , gây hưng phấn của vỏ não thích ứng với tình huống thi đấu .

- Khởi động tốt giúp cho VĐV tránh được chấn thương trong tập luyện và thi đấu .

3. Hình thức khởi động đa dạng tuỳ thuộc v� o :

- Đặc điểm của môn thể thao

- Trình độ tập luyện của VĐV

- Đặc điểm cá thể của VĐV ( ví dụ như tâm sinh lý : có VĐV cần phải khởi động nhiều để giải tỏa ức chế --> để có thể đạt được trạng thái thi đấu , hoặc trước đó cần phải có những buổi thi đấu tập ... )

- Qui mô thi đấu , điều kiện thi đấu

- Môi trường thi đấu ( nhiệt độ , thời tiết ... )

B) Trạng thái cực điểm và hô hấp lần hai :

Khi cơ thể bắt đầu hoạt động chính thức ( v� o khoảng 5'-6' ) người tập có thể cảm thấy tức ngực , khó thở , động tác chậm lại , cảm thấy chân nặng nề , giảm sút hưng phấn nên dễ bị dao động về mặt tâm lý muốn bỏ cuộc .

- Nguyên nhân : Do chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng ( tim , phổi , gan ... ) chưa đáp ứng được với cường độ hoạt động của cơ bắp , do vậy việc cung cấp oxy không đầy đủ v� tích luỹ acid lactic trong máu nhiều , đưa đến sự rối loạn hoạt động của hệ hô hấp c� hệ tuần ho� n ( nhịp thở , nhịp tim , dòng chảy của máu .. )

- Cách khắc phục : Đối với VĐV có kinh nghiệm thường họ kiên trì hoạt động kết hợp hít thở sâu , thả lỏng vai và chân sẽ vượt qua được giai đoạn cực điểm ( chỉ sau một thời gian ngắn ) VĐV đó sẽ trở lại trạng thái bình thường , đó gọi là trạng thái " hô hấp lần hai " .

Trạng thái cực điểm và hô hấp lần hai phụ thuộc và o trình độ huấn luyện . Trình độ huần luyện càng cao thì trạng thái cực điểm không xuất hiện , bởi vì khả năng điều tiết ( nhanh ) giữa chức năng các cơ quan nội tạng và cơ quan vận động là tối ưu .

Phương pháp tiến h� nh một buổi tập

A) Khởi động :

Khởi động được chia ra làm 2 phần :

a) Khởi động chung :

Khởi động chung nhằm mục đích động viên kích động cơ thể , làm cân bằng trạng thái chức năng của các cơ quan nội tạng với chức năng của các cơ quan vận động , để phát huy tối đa năng lực hoạt động của cơ thể .

Khởi động chung là làm cho cơ bắp từ từ nóng lên ( bằng các động tác thể dục tay không như : tay , lườn , bụng , vặn mình , chân , toàn thân , nhảy , chạy nhẹ nhàng , hay bằng xoa bóp ... ) ; làm cho các khớp được dẻo ra và linh hoạt hơn ( bằng cách xoay các khớp : cổ tay , cổ chân , gối , hông , vai , khuỷa , v� khớp cổ ) , tiếp theo là các động tác căng các cơ ...

b) Khởi động chuyên môn :

Khởi động chuyên môn nhằm làm cho cơ thể sẵn sàng thích ứng được với cường độ hoạt động chuyên môn và đặc điểm của các môn thể thao khác nhau , gổm các động tác có biên độ , cường độ , mang tính nhịp nhàng , nhịp điệu giống như các hoạt động trong tập luyện hoặc thi đấu .

B) Trọng động :

Đây là phần chính của buổi tập , bằng cách thông qua các bài tập , phần này sẽ bao gồm các nội dung cần được huấn luyện , đó là :

- Kỹ thuật động tác

- Chiến thuật

- Thể lực ( khối lượng , cường độ )

- Tâm lý thể thao

C) Hồi phục , hồi tỉnh

Khi tham gia tập luyện hoặc thi đấu , cơ thể sẽ đi dần vào mệt mỏi do trong quá trình vận động cơ thể bị tiêu hao năng lượng , để cơ thể có thể trở lại trạng thái bình thường , ngay sau buổi tập , người tập phải tiến hành những bài tập thả lỏng để hồi phục như : chạy chậm , đi bộ kết hợp với hít thở sâu , thực hiện các bài tập căng cơ ... Thời gian thả lỏng hồi phục phải tỷ lệ tương ứng với ( tính chất của buổi tập ) thời gian - khối lượng - cường độ khi tập luyện .

Người tập cần phải thả lỏng tích cực , có nghĩa là cần phải kết hợp với tắm rủa , nghỉ ngơi ( giải trí ... ) , dinh dưỡng tốt ....

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai