Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 13
Trong ngày: 334
Trong tuần: 3159
Lượt truy cập: 5720830


Lượt xem: 67

TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT       ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH LỚP 12

          TỔ SINH-TD-QP                             HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2013-2014

 

          Học sinh nắm vững kiến thức sau:

 

PHẦN 5. DI TRUYỀN HỌC

I. Cơ chế di truyền và biến dị

          Khái niệm gen, mã di truyền, 4 đặc diểm của mã di truyền, 3 bộ ba kết thúc, 1 bộ ba mở đầu

          Cấu trúc của ADN, ARN, 3 bước của quá trình nhân đôi ADN, tóm tắt quá trình phiên mã, 2 giai đoạn dịch mã

          Cấu trúc 3 vùng của operon Lac, sự điều hòa của operon Lac ở sinh vật nhân sơ.

          Khái niệm, các dạng đột biến gen (mất, thêm, thay 1 cặp nucleotit). Nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gen (do bazơ dạng hiếm, 5BU)

          Hậu quả (đa số có hại), vai trò (nguyên liệu) của đột biến gen

          Cấu trúc của NST (nucleoxom, mức xoắn 1, mức xoắn 2, cromatit)

          4 dạng đột biến cấu trúc NST, hậu quả

          Phân biệt các dạng đột biến thể 1, thể 3, đa bội chẵn, đa bội lẻ, tự đa bội, dị đa bội, thể song nhị bội.

          Cơ chế phát sinh thể lệch bội (do sự phân ly không bình thường của một hoặc một số cặp NST)

          Cơ chế phát sinh thể đa bội (do NST nhân đôi nhưng thoi phân bào không hình thành nên NST không phân ly)

          Đặc điểm của thể lệch bội (cơ thể phát triển không bình thường, vô sinh), đa bội (cơ quan lớn, phổ biến ở thực vật, đa bội lẻ không sinh sản)

 

II. Qui luật di truyền

          Thí nghiệm của Menđen về lai 1 tính, 2 tính

          4 bước phương pháp nghiên cứu của Menđen.

          Sơ đồ lai về các thí nghiệm của Menđen, sự phân ly về kiểu gen, kiểu hình

          Phương pháp tìm kiểu gen, kiểu hình trong phép lai nhiều tính, phân ly độc lập

          Ý nghĩa của qui luật Menđen (không dùng F1 làm giống, dự đoán kết quả lai, tạo ra nhiều biến dị tổ hợp khiến sinh vật đa dạng).

          Khái niệm, thực chất của sự tương tác gen (tác động qua lại sản phẩm của gen)

          Phân biệt tương tác bổ sung (tỉ lệ 9:7, 9:6:1) và tương tác cộng gộp (1:4:6:4:1)

          Hiện tượng tác động đa hiệu của gen (một gen qui đinh nhiểu tính trạng)

          Thí nghiệm của Moocgan về liên kết và hoán vị gen. Cách viết sơ đồ lai

          Khái niệm nhóm gen liên kết (= n), tần số hoán vị gen

          Cơ sở tế bào của hiện tượng hoán vị gen (tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST kép tương đồng vào kỳ đầu giảm phân 1)

          Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen

          Khái niệm, đơn vị bản đồ di truyền (1cM = 1% hoán vị gen), ý nghĩa của bản đồ di truyền (chọn lọc bố mẹ đem lai, dự đoán kết quả lai) 

          Khái niệm NST giới tính và NST thường. Cơ chế tế bào học xác định giới tính.

          Phân biệt di truyền thẳng, di truyền chéo; di truyền giới tính và di truyền ngoài nhân.

          Các bệnh, tật do gen trên X và Y ở người.

          Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình; thường biến (sự mềm dẻo kiểu hình); mức phản ứng, đặc điểm của thường biến.

 

III. Di truyền học quần thể

          Khái niệm tần số các alen, kiểu gen, cấu trúc di truyền của quần thể.

          Đặc điểm di truyền của quần thể tự phối (tỉ lệ dị hợp giảm = 1/2n, đồng hợp tăng)

          Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối (cân bằng Hacđi-Vanbec):                                                                (p2AA+2pqAa+q2aa = 1)

 

IV. Ứng dụng của di truyền học

          Phương pháp tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (tạo dòng thuần → lai → chọn lọc → tự thụ phấn hoặc giao phối gần)

          Phương pháp tạo giống ưu thế lai (tạo dòng thuần → lai → chọn lọc)

          Phương pháp tạo giống bằng đột biến (xử lý → chọn lọc → tạo dòng thuần)

          Phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật (nuôi cấy mô tạo giống đồng nhất về kiểu gen, lai tế bào, nuôi cấy noãn hoặc hạt phấn tạo giống đồng hợp tất cả các gen

          Phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào động vật (nhân bản vô tính, cấy truyền phôi).

          Phương pháp tạo giống bằng công nghệ gen (3 giai đoạn: tạo ADN tái tổ hợp, chuyển vào tế bào nhận, phân lập)

          Khái niệm sinh vật biến đổi gen (thêm, biến đổi, loại bỏ, bất hoạt gen), thành tựu tạo giống biến đổi gen.

 

V. Di truyền học người

          Khái niệm bệnh di truyền phân tử. Nguyên nhân gây ra bệnh Phe6ninkêtô niệu.

          Cơ chế, đặc điểm của các hội chứng Đao, 3X, Klaiphentơ XXY, Tơcnơ OX

          Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư (đột biến trội ở gen tiền ung thư và đột biến lặn ở gen ức chế khối u)

          Biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người (tạo môi trường sạch, tư vấn di truyền, sàng lọc trước sinh, liệu pháp gen)

 

PHẦN 6. TIẾN HÓA

I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa

          Bằng chứng giải phẫu so sánh: phân biệt đặc điểm của cơ quan tương đồng, tương tự, thoái hóa. ý nghĩa của các cơ quan này.

          Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: tế bào, ADN, mã di truyền, protein.

          Nguyên nhân (CLTN), cơ chế tiến hóa (đào thải, tích lũy biến dị) theo quan điểm Đacuyn.

          Sơ đồ phân ly tính trạng → sinh giới có chung nguồn gốc.

          Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

          Vai trò của các nhân tố tiến hóa (đột biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên)

          Khái niệm loài, Phân biệt cách ly trước hợp tử (nơi ở, tập tính, thời gian, cơ học), sau hợp tử. Vai trò của sự cách ly trong quá trình tiến hóa.

          Quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý, cùng khu vực địa lý (cách ly tập tính, cách ly sinh thái, lai xa và đa bội hóa).

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai