Đang truy cập: 34 Trong ngày: 861 Trong tuần: 3518 Lượt truy cập: 6536864 |
SKKN: SỬ DỤNG BẢN TIN VỀ THỜI TIẾT VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 12
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hòa cùng xu thế đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính chủ động, sáng tạo, vận dụng thực tế, liên hệ thực tiễn vào dạy học.
Góp phần khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều ghi nhớ máy móc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tạo hứng thú cho học sinh, nhằm tăng sự yêu thích của học sinh với bộ môn Địa Lí hơn.
Hơn nữa, với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin như hiện nay, thì việc vận dụng thông tin truyền thông có nhiều điều kiện thuận lợi với số lượng bản tin nhiều, trong trương học có các thiết bị hỗ trợ truyền tải những thông tin này đến học sinh.
Sử dụng bản tin, với hình ảnh, nội dung và âm thanh có tính thu hút sự chú ý người học, điều đó cũng sẽ tạo điểm nhấn trong bài học. Nếu chúng ta sử dụng những bản tin có nguồn gốc tin cậy cao sẽ làm tăng tính thuyết phục, chính xác về thông tin truyền đạt.
Với sự phát triển kiến thức như hiện nay, cùng với đổi mới trong giáo dục, việc tự học có vai trò rất quan trọng. Và tự trao dồi, tự cập nhật tin tức là điều không thể thiếu đối với mỗi học sinh.
Bên cạnh đó, tạo thói quen xem tin tức cho giáo viên dạy Địa Lí là việc làm hết sức cần thiết để bồi dưỡng thêm kiến thức, làm chủ kiến thức, nâng cao khả năng tự học theo xu thế đổi mới, qua đó giáo viên sẽ thấy tự tin hơn trong truyền thụ kiến thức và cảm thấy hứng thú hơn trong việc dạy học của mình.
Xuất phát từ những lợi ích trên, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu“ Sử dụng bản tin về thời tiết vào dạy học Địa Lí tự nhiên 12” với hi vọng nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm của bản thân và giảng dạy Địa Lí có hiệu quả hơn.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Lịch sử đề tài
Trong tỉnh Đồng Nai, hiện ít thấy đề tài nghiên cứu về vấn đề trên, chỉ có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề liên quan đến nội dung như: sử dụng báo, sử dụng tin tức ở một vài bài trong địa lí tự nhiên 12.
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài chỉ ứng dụng các bản tin về thời tiết vào các bài giảng thuộc chủ đề Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 12.
- 3. Thực trạng và những giải pháp thay thế tại đơn vị công tác
3.1. Thực trạng
Trong quá trình dạy học, một số giáo viên đã liên hệ từ thực tế về bản tin để minh họa cho điều mình thể hiện, nhưng chưa có kế hoạch, sắp xếp không gian và thời gian để sử dụng, phần lớn sử dụng mang tính nhất thời ngẫu nhiên, không minh chứng rõ ràng, không sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nên thiếu khả năng thuyết phục.
3.2. Giải pháp thay thế cho vấn đề
Tùy điều kiện bài học, cách thiết kế bài học, giáo viên có thể chọn một trong các hình thức khai thác và minh họa từ bản tin như:
- Cho học sinh nghe và xem bản tin qua sử dụng máy vi tính để giảng dạy bài học: Sử dụng bản tin gốc trình chiếu.
- Cho học sinh nghe bản tin qua sử dụng loa nghe USB, loa nghe điện thoại..: Sử dụng bản tin gốc để thiết bị truyền âm thanh.
- Cũng có thể cho học sinh nghe bản tin qua giọng đọc của giáo viên giảng dạy: Phải nắm được chính xác các từ trong nội dung bản tin.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Yêu cầu đề thực hiện được sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo viên phải thường xuyên theo dõi bản tin, có khả năng sử dụng công nghệ thông tin.
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Giáo viên chọn nội dung ứng dụng bản tin
- Thống kê những phần trong nội dung bài học địa lí lớp 12 có thể sử dụng bản tin về thời tiết.
- Trên cơ sở nội dung bài học tìm kiếm bản tin về thời tiết có nội dung liên quan và phù hợp. Việc tìm kiếm bản tin phải lựa chọn từ những nguồn có độ tin cậy như: bản tin từ các kênh từ đài truyền hình Việt Nam.
- Kết hợp giữa bản tin cần thời tiết và bản tin có, từ đó chọn lọc bản tin phù hợp với nội dung phù hợp với thời lượng thời gian trong tiết học.
Các bản tin có thể đổi tên cho sát với nội dung cần thể hiện, để khi dạy ta chọn nội dung nhanh. Tên của các bản tin (phim) gồm 2 phần chính: Tên nội dung chính và thời gian xuất hiện bản tin.
Sau đây là một số phần nội dung bài học có thể sử dụng được bản tin về thời tiết:
Bài |
Phần nội dung |
Nội dung bản tin |
Bài 2. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ |
Ý nghĩa tự nhiên |
-Phim và hình ảnh mưa bão và lũ lụt (2 phút 27 giây) - Nắng nóng hạn miền bắc và miền trung -05- 07-2010 (1 phút 16 giây) |
Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi |
Hạn chế về tự nhiên vùng đồi núi và đồng bằng |
- Lũ quét và sạt lở đất Lai Châu 07- 2014 (39 giây) - Thiệt hại Lốc xoáy, mưa đá ở Gia Lai -1-6-2013 (38 giây) - Miền Bắc rét đậm rét hại 12-2013 (1 phút 2 giây) |
Bài 8.Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển |
Thiên tai |
Kịch bản cơn bản Haiyan - 2013 (1 phút 20 giây)- cơn bão số 14. |
Bài 9,10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa |
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa |
- Miền Bắc rét đậm rét hại 12-2013 (1 phút 2 giây - Rét có tuyết rơi các tỉnh miền núi phía Bắc (1 phút 12 giây) - Nắng ngày 14-5-2014 (1 phút 7 giây) |
Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống |
- Thiệt hại do giá rét tại các tỉnh miền bắc(1 phút 31 giây): - Thiệt hại do bão số 3-18-9-2014 (6 phút 34 giây) - Khô han tại miền trung và tây nguyên -4-3-2013 (2 phút 10 giây): |
|
Bài 12,13. Thiên nhiên phân hóa đa dạng |
Rừng |
Hạn và cháy rừng -6-3-2010 (1 phút 55 giây |
Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên |
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước |
- Ô nhiễm nguồn nước thành phố Vinh (4 phút 55 giây) |
Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai |
Bảo vệ môi trường |
Tác động của biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó (7 phút 12 giây)
|
|
Bão |
- Kỉ lục bão (21 giây) - Bão số 2, sạt lỡ đất, cách phòng chống -19-7-2014 (2 phút 42 giây): |
|
Ngập lụt |
- Lũ lớn tàn phá miền Trung Việt Nam 5-10-2010 (3 phút 56 giây) |
|
Lũ quét |
Lũ quét và sạt lở đất Lai Châu 07- 2014 (39 giây) |
|
Hạn hán |
* Hạn hán hoành hành miền Bắc -21-12-2009 (2 phút 38 giây): - Kỉ lục nắng (44 giây) - Kỉ lục hạn tại Bình Định (34 giây) - Hạn hán hoành hành miền Bắc -21-12-2009 (2 phút 38 giây) |
|
Thiên tai khác |
- Mưa đá kèm lốc xoáy ở Đồng Nai -26-10-2013 (53 giây) - Sương muối tại Sơn La (2 phút 42 giây): |
- Việc sử dụng bản tin như thế nào cho hiệu quả còn phụ thuộc vào cách tổ chức tiết dạy: sử dụng CNTT nhìn và nghe, sử dụng thiết bị loa hỗ trợ nghe bản tin, hay giáo viên đọc lại bản tin. Ứng với từng bài học ta có thể điều chỉnh thời gian và số lượng các bản tin cho phù hợp với thời gian cho phép trong mỗi tiết dạy.
- Việc điều chỉnh thời gian và số lượng bản tin cho phù hợp đòi hỏi người giảng dạy phải biết xử lí bản tin đó, mà cách xử lí bản tin đơn giản nhất là cắt ngắn bản tin lại.
2.2. Xử lí bản tin
- Chọn bản tin có nguồn gốc tin cậy trên các kênh truyền hình của Việt Nam.
- Tải bản tin (phim) về, cập nhật bản tin (phim) để thay thế và làm mới bản tin đã cũ, và phải nắm được bản tin xuất hiện vào thời gian nào.
- Cắt bản tin (phim) lấy phần cần thể hiện, nếu hạn chế về thời gian thì cắt lấy phần trọng tâm, ngắn gọn, xúc tích...
- Cân đối thời gian trong từng bài để hạn chế số lượng và thời gian xem (nghe) bản tin.
- Liên kết đưa bản tin (phim) vào bài dạy theo 3 hình thức kể trên: Nghe và xem bản tin; nghe biên tập viên bản tin đọc; hay nghe giáo viên bộ môn đọc lại bản tin.
3. Nội dung một số bản tin trong được đề cập trong đề tài
Tìm được bản tin phù hợp với nội dung học sẽ làm tăng độ tin cậy và tiết dạy hay hơn, thu hút học sinh hơn. Sau đây là nội dung của một số bản tin được sử dụng tính đến thời điểm thực hiện đề tài:
3.1. Thiên tai và ảnh hưởng của thiên tai
* Bão số 2, sạt lỡ đất, cách phòng chống -19-7-2014 (2 phút 42 giây): bão gây mưa xối xả và gió giật mạnh cấp 5-6 đến cấp 13-14. Tâm mưa ở miền núi, lương mưa 200-300mm nguy cơ gây lũ quét và sạt lỡ đất. Dấu hiệu lũ quét và sạt lở đất: Nguyên nhân gây sạt lỡ đất, diễn biên sạt lỡ và cách phòng chống khi cần thiết.
* Bão số 3-16-09-2014 (2 phút 09 giây): Đường đi của bão, cấp bão, sóng biển, gió mạnh cấp 12,13, mưa vừa và mưa to trên diện rộng có nơi mưa rất to, lũ quét và lũ trên các sông.
* Thiệt hại do bão số 3-18-9-2014 (6 phút 34 giây): 10 người thiệt mạng, 9 người bị thương, sập nhà, trường học, cột điện, cột an ten, cháy điện áp, sạt lở đất ở Điện Biên, thiệt hại hoa màu, sập nhà, sạt lở nhiều tuyến đường giao thông, mực nước sông cao và chảy xiết…và một số biện pháp phòng chống.
- Hạn và cháy rừng -6-3-2010 (1 phút 55 giây): Cháy rừng tại tây Bắc Bộ do biến đổi khí hậu. Tháng 2, nhiệt độ vượt mức lịch sử, lượng nước bốc hơi lớn, gió phơn xuất hiện sớm và hoành hành. Có 136 điểm cháy tại Sơn La, Phú Yên, khu bản tồn thiên nhiên tỉnh Phú Yên. Biện pháp phòng và chữa cháy của các địa phương.
* Hạn hán hoành hành miền Bắc -21-12-2009 (2 phút 38 giây): Trên sông Hồng cát bồi lắng gần kín mặt nước, vũng trũng khô hạn, mùa vụ sắp bắt đầu Địa phương chống hạn: trạm bơm lắm đặt, vét mương, xây dựng kênh mương mới.
* Kỉ lục bão (21 giây): Cơn bão số 14 - siêu bão Haiyan -11-2013, mạnh nhất trong lịch sử trên thế giới, trên biển Đông và mạnh nhất đỗ bộ nào nước ta.
* Kịch bản cơn bản Haiyan - 2013 (1 phút 20 giây): người và gia súc bị thương, giao thông chia cắt, mất điện, bão khó suy yếu.
* Kỉ lục hạn tại Bình Định (34 giây): 6 tháng Bình Định nắng nóng liên tục không mưa BĐ như 1 chảo lửa, 70 % sông hồ khô cạn, hàng chục nghìn ha lúa và hoa màu bị chết.
* Kỉ lục nắng (44 giây): Hà Nội nắng nóng 400C , trẻ em, người già nhập viện.
* Lũ quét và sạt lở đất Lai Châu 07- 2014 (39 giây): Hình ảnh lũ quét khu vực ven sông suối, nhà tạm bị nước cuốn trôi.
* Khô han tại miền trung và tây nguyên - 4-3-2013 (2 phút 10 giây): Nam và trung Tây Nguyên nắng nóng gây khô hạn, các hồ chứa nước cạn nước, tiết kiệm nước. Nhiều diện tích cây trồng thiếu nước tưới nghiêm trọng, lúa mất trắng, hoa màu thiệt hại.
* Mưa đá tại TP. Hồ Chí Minh (53 giây): hiện tượng mưa đá và nguyên nhân hình thành mưa đá.
* Nắng ngày 14-5-2014 (1 phút 7 giây): 12h đạt 2-39 độ, nắng cả nước, có nơi 40 độ, nắng và gió phơn làm khô tất cả mọi thứ.
* Thiệt hại do giá rét tại các tỉnh miền bắc(1 phút 31 giây): Sơn La có băng tuyết là chết gia súc, cây cà phê. Hà Giang thiệt hại hơn 30 ha hoa màu. Lào Cai bị chết nhiều vật nuôi, hoa màu, cuộc sống người dân khó khăn.
* Lũ lớn tàn phá miền Trung Việt Nam 5-10-2010 (3 phút 56 giây): Tại Miền trung các tỉnh Đà Nẵng, quảng Bình, quảng Trị, Thừa thiên Huế…. ngày 16/10, nước lũ ngập lụt nghiêm trọng làm 2 người chết, 4 người mất tích, ngập nhà cửa ngập sâu hơn 2m, diện tích lúa, hoa màu và thủy sản hư hại, sơ tán, tài sản ngập trong nước, sập nhà, học sinh một số nơi phải nghỉ học.
* Mưa đá kèm lốc xoáy ở Đồng Nai -26-10-2013 (53 giây): Mưa đá, gió giật mạnh, mưc lớn kéo dài 30 phút gây ngập nặng.
* Nắng nóng hạn miền bắc và miền trung -05- 07-2010 (1 phút 16 giây): miền bắc và miền trung nền nhiệt 370 - 380 có nơi đến 400. Nắng cạn kiệt ao hồ sông suối, thiêu đốt các cánh đồng, lúa cháy. Chính quyền ra sức chống hạn.
* Sương muối tại Sơn La (2 phút 42 giây): Rét đậm, rét hại kèm theo sương muối tại Sơn La làm hư hại hàng trăm ha cây cà phê (bị cháy đen), mất 3 năm cây mới phục hồi lại như trước. Ngoài ra trên 180 con trâu bò bị chét rét.
* Phim và hình ảnh mưa bão và lũ lụt (2 phút 27 giây): vùng đât tổ tiên, vẫn bám trụ.
* Tác động của biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó (7 phút 12 giây): hồ thủy lợi cạn kiệt, thiếu nước, nước mặn xâm nhập sâu, mưa đá, lốc xoáy, nhiều hiện tượng thiên tai bất thường ( 2008 mưa kỉ lục, mưa bão ngày càng nhiều, cuối thế kỉ nước biển 57-73 cm à mất đất, thiệt hại 5% GDP. Dự đoán tương lai, gia tăng lũ lụt hạn hán, kịch bản nước biển dâng. Ứng phó với biến đổi khí hậu: xd, cập nhật kịch bản, cảnh báo các thiên tai, trồng rừng, đê, thủy lợi.
* Hạn hán ở Tây Nguyên - 01-04-2013 (57 giây): Tây Nguyênhứng chịu hạn hán khốc liệt nhất từ nhiều năm qua (01.04.2013): trên 50.000 ha cây trồng bị thiếu nước và ha, trong đó cà phê 34.000 ha, lúa 14.000 ha, cây trồng khác trên 2.000 ha. Khô hạn vẫn tiếp tục tháng 7, 8. Khô hạn ảnh hưởng sinh hoạt và đời sống người dân.
* Thiệt hại Lốc xoáy, mưa đá ở Gia Lai -1-6-2013 (38 giây): 5 nhà tốc mái, cao su gãy đỗ, tiêu và điều, cà phê bị rụng lá, quả.
3.2. Khí hậu:
* Rét có tuyết rơi các tỉnh miền núi phía Bắc (1 phút 12 giây): Tại các huyện của tỉnh Hà Giang, mưa tuyết khó kiếm thức ăn, học sinh nghỉ học tránh rét…phòng chống rét cho người và gia súc.
* Miền Bắc rét đậm rét hại 12-2013 (1 phút 2 giây): Nhiệt độ 1,4 độ C. Hiện nay toàn bộ miền bắc đang nằm sâu trong khối không khí lạnh lục địa có cường độ ổn định, thời tiết vẫn rét và khô. Từ nay tới 29/12, rét đậm và rét hại vẫn tiếp tục tồn tại và tình trạng băng giá sương muối còn diễn biến phức tạp.
3.3. Ô nhiễm môi trường:
* Ô nhiễm nguồn nước thành phố Vinh (4 phút 55 giây): nước đục và vàng, nước lấy từ sông Lam, tại cửa cống hút nước có rác, xác xúc vật, nước thải của công ty bia, 2 bên bờ sông trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm. Nhà máy nước Hương Vĩnh và công ty cấp nước một thành viên cấp nước Nghệ An có nguồn cung cấp nước không tốt bị nhiễm khuẩn. Nước không đảm bảo ảnh hưởng sức khỏe của người dân.
4. Lưu ý khi sử dụng bản tin
Số lượng bản tin tìm được trong đề tài có thể có nội dung tương tự nhau, trong đó một bản tin có thể sử dụng ở nhiều nội dung trong nhiều tiết học khác nhau.
Và với số lượng bản tin càng phong phú, thì cơ hội sử dụng bản tin vào bài học nhiều hơn.
Tuy nhiên, tùy vào cách sắp xếp của mỗi giáo viên và các yếu tố khách quan khác. Mỗi giáo viên nên lựa chọn số lượng bản tin trong cả học kì 1, sao cho số lượng bản tin không quá nhiều vì nhiều bản tin quá cũng chư hẳn là hay. Hoặc có thể thay đổi linh hoạt các bản tin trong các bài học, chọn bản tin phù hợp nhất. Đồng thời cũng nên có ghi chép riêng để trong cùng một lớp bản tin không bị sử dụng lập lại ở tiết dạy trước.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, qua thống kê từ phía học sinh được đảm nhiệm giảng dạy cho thấy học sinh thích xem thông tin từ các bản tin, và yêu thích bộ môn hơn.
Hơn nữa, tiết học sẽ hay hơn, tạo sự đa dạng, phim ảnh có khả năng thu sút sự chú ý của học sinh hơn vào bài học. Tuy nhiên, cũng không nên sử dụng nhiều phim ảnh trong 1 tiết học.
Qua đó ta thấy được: việc “ Sử dụng bản tin về thời tiết vào dạy học Địa Lí tự nhiên 12” góp phần mang lại hiệu quả cao hơn, đóng góp tích tực hơn trong dạy và học Địa Lí như:
- Học sinh hứng thú hơn trong tiết học Địa Lí.
- Học sinh có niềm tin vào kiến thức giáo viên truyền tải hơn.
- Học sinh yêu thích xem tin tức hơn.
- Giáo viên bộ môn tự tin, hứng thú trong dạy bộ môn và yêu thích xem tin tức hơn.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Sử dụng công nghệ thông tin, phim ảnh nói chung và sử dụng bản tin thời tiết nói riêng thì việc trang bị thiết bị máy móc là hết sức cần thiết. Do vậy tôi xin đề xuất một số giải pháp:
- Cần tăng cường đầu tư thêm thiết bị trình chiếu sao cho việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học thuận lợi hơn.
- Có kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ phần nào cho giáo viên trang bị máy tính xác tay.
- Có chính sách khuyến khích giáo viên vận dụng các bản tin về tin tức thời tiết và nhiều bản tin tức, nhằm tăng khả năng đam mê theo dõi bản tin đối với giáo viên và học sinh.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giới thiệu giáo án Địa lí 12, Phạm Thị Sen ( chủ biên), NXB Hà Nội, năm 2008
1. Sách Địa Lí lớp 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2010
2. Sách giáo viên Địa Lí lớp 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, năm 2008
3. Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh ,Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Hà Nội, năm 2014
4. Thời sự VTV1, VTC14, NTV
5. Website: vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/
VII. PHỤ LỤC
Đính kèm các đoạn phim thu được từ quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
|
NGƯỜI THỰC HIỆN
Lê Thị Thu Trang |
CÁC BÀI MỚI HƠN
Sinh hoạt câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, tiền đề ươm mầm những tài năng khoa học trẻ của trường THPT Đòan Kết |
CÁC BÀI CŨ HƠN
|
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn KếtĐịa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai