Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 19
Trong ngày: 387
Trong tuần: 3054
Lượt truy cập: 5708579


Lượt xem: 1581

Trường THPT Đoàn kết

           Tổ hóa học

                                   

KẾ HOẠCH SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN

THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

Năm học 2015 - 2016

 

I. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

-  Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015 – 2016 của Bộ GD-ĐT, của Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai.

- Căn cứ vào kế hoạch năm học 2015-2016 của Trường THPT Đoàn kết.

- Căn cứ vào tình hình thực tế của tổ hoá học và kết quả đạt được trong năm học  2014- 2015.Tổ hoá học xây dựng kế hoạch hoạch cụ thể về : “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”năm học 2015 - 2016 như sau:

 

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Bối cảnh năm học

Năm học tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế . Tăng cường kĩ năng thực hành, kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh…

2. Thuận lợi

- Hoạt động của Tổ được sự quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện của BGH nhà trường. Giáo viên trong tổ đều được tham gia các lớp tập huấn do trường và ngành tổ chức.

- Đội ngũ giáo viên trong tổ đoàn kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, chuyên môn vững, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

3. Khó khăn:

- Nội dung sinh hoạt chuyên môn vẫn còn theo hình thức cũ, nặng về thủ tục hành chính, việc trao đổi chuyên môn chỉ mới dừng lại ở việc trao đổi về phương pháp dạy một bài khó hay một vấn đề chưa thống nhất chứ chưa thực hiện được sinh hoạt theo nghiên cứu bài học thực thụ. Khả năng tiếp cận với phương pháp mới ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế và nhận thức chưa sâu sắc về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. 

- Đa số giáo viên sinh hoạt chuyên môn theo cách truyền thống một thời gian dài nên việc thay đổi cách sinh hoạt chuyên môn cần phải có thời gian để giáo viên tiếp cận.

- Các em chưa quen với việc dự giờ theo kiểu mới nên chắc chắn sẽ bỡ ngỡ, rụt rè ít nhiều ảnh hưởng đến giờ học.

- Cơ sở vật chất chưa phù hợp cho việc phục vụ sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

III. MỤC TIÊU CHUNG

- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, Giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh khó khăn về học; không “bỏ rơi” học sinh trong qúa trình lĩnh hội kiến thức.

- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ khi dự giờ.

- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

* Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: Là một trong các nội dung đổi mới SHTCM.

- Tiết dạy là công trình tập thể

- Các bước đổi mới SHTCM theo nghiên cứu bài học:

+ Chuẩn bị bài dạy nghiên cứu

+ Tiến hành dạy minh họa và dự giờ.

+ Suy ngẫm và thảo luận bài học.

+ Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng sau.

* Cách quan sát của giáo viên đi dự giờ

- Giáo viên chọn cho mình chỗ ngồi dự giờ phù hợp, tốt nhất là ngồi hai bên để tiện quan sát học sinh

- Người dự có thể mang theo máy ghi hình, quay phim chụp ảnh học sinh

- Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của từng học sinh

trong giờ học

* Lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận

- Chú ý trả lời hệ thống câu hỏi: Học học như thế nào? Lớp dạy đang gặp khó khăn gì? Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú cho học sinh không? Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?...

* Không có một mẫu giáo án nào là chuẩn nhất, chỉ có giáo án phù hợp với khả

năng của học sinh trong từng lớp

- SHCM theo nghiên cứu bài học không tập trung vào đánh giá giờ học, xếp loại giờ dạy như trước đây mà hướng đến khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và kịp thời có biện pháp khắc phục. Không

chỉ tạo cơ hội cho mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập mà cách làm này

còn giúp giáo viên chủ động điều chỉnh cách dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình hơn.

- Giáo viên có quyền và mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu, nội dung và thời lượng bài học sao cho sát với thực tế nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Nên tìm ra giáo án phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình, đừng hướng đến những cái cao siêu trong khi khả năng lĩnh hội của học sinh còn hạn chế.

IV.  MỤC TIÊU CỤ THỂ.

1. Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

2. Giáo viên nắm được cách thức tiến hành, phân tích nguyên nhân , kết quả

3. Giúp GV chủ động điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS

4. Xây dựng vững chắc hơn khối đoàn kết trong tổ chuyên môn.

V. CÁC NHIỆM VỤ - CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

Nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp:

- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

- 100% giáo viên trong tổ nắm được yêu cầu đổi mới SHCM theo nghiên cứu bài học. Tham gia thảo luận, thực hành.

- Giáo viên trong tổ cùng thiết kế bài giảng khoa học, bám sát Chuẩn KTKN, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; thiết kế câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm bài giảng, tránh nặng nề, quá tải. Tích cực tham khảo các tài liệu phục vụ cho giảng day. Sau khi dự giờ phải tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm nghiêm túc để vận dụng vào những chuyên đề sau. Lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận.

2. Mục tiêu 2: Giáo viên nắm được cách thức tiến hành, phân tích nguyên nhân, kết quả Nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp :

- Giáo viên nắm được cách thức tiến hành SHCM theo NCBH phân tích nguyên nhân, kết quả

-100% giáo viên trong tổ nắm được cách tiến hành SHCM theo nghiên cứu bài học. Tham gia thảo luận, phân tích được nguyên nhân,rút ra kinh nghiệm.

- Thảo luận trong tổ về cách thức tiến hành:

+ Chuẩn bị bài dạy nghiên cứu

+ Tiến hành dạy minh họa và dự giờ.

+ Suy ngẫm và thảo luận bài học.

+ Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng sau.

+Giáo viên chọn cho mình chỗ ngồi dự giờ phù hợp, tốt nhất là ngồi hai bên để tiện quan sát học sinh

+Giáo viên dự giờ mang theo máy ghi hình, quay phim chụp hình học sinh

+Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của học sinh trong giờ học.

3. Mục tiêu 3: Giúp giáo viên chủ động điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh

Nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp

- 100% giáo viên sau khi bàn bạc thảo luận mọi hoạt động giảng dạy điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh tham gia SHCM theo NCBH tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có cách tháo gỡ kịp thời.

- Quan sát xem các em học tập như thế nào, có hứng thú và đạt kết quả cao hay không? Suy nghĩ của cả nhóm là bằng mọi cách phải tìm ra được nguyên nhân vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học và học chưa đạt kết quả như mong muốn.

- Trên cơ sở đó cùng đưa ra biện pháp hữu hiệu có thể điều chỉnh cách dạy, thêm (bớt) nội dung sao cho phù hợp với GV, rút ra kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy.

4. Mục tiêu 4: Xây dựng vững chắc hơn khối đoàn kết trong tổ chuyên môn.

Nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp:

-Tăng cương khối đoàn kết trong tổ chuyên môn

-100% giáo viên có ý thức nâng cao môi trường thân thiện, đoàn kết trong tổ.

-Không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên.

-Mọi thành viên trong tổ được bàn bạc thảo luận mọi hoạt động giảng dạy giáo viên và học tập của học sinh, đưa ý kiến nhận xét ,đánh giá công khai, khách quan trung thực.

VI. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.

- Tổ chức một tiết dạy minh họa: giáo viên tiến hành một cách tự nhiên, không được dạy trước, luyện tập trước cho học sinh theo kiểu đối phó, bởi thế sẽ không còn ý nghĩa.

- Giáo viên đến dự giờ, tập trung vào cả hai hoạt động giảng dạy của thầy và quan

sát hoạt động của trò (sử dụng các phương tiện để quan sát, ghi chép, quay phim…)

- Tổ chức SHCM, trình chiếu lại quá trình quan sát, ghi chép

- Bàn bạc thảo luận mọi hoạt động giảng dạy giáo viên và học tập của từng  học sinh, từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có cách tháo gỡ kịp thời. (Các em học tập như thế nào, có hứng thú và đạt kết quả cao hay không? Suy nghĩ của cả nhóm là bằng mọi cách phải tìm ra được nguyên nhân vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học và học chưa đạt kết quả như ý muốn… ). Trên cơ sở đó cùng đưa ra biện pháp hữu hiệu có thể chỉnh sửa cách dạy, xén gọt bớt nội dung sao cho

phù hợp với từng  người,  rút ra kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy.

- Sau tiết dạy không đánh giá xếp loại khá, giỏi hay trung bình theo các tiêu chí đã được định sẵn như trước đây mà chỉ đánh giá khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh trong lớp mà thôi. Tuy nhiên thước đo thành bại tiết dạy là ở thái độ, hành vi, phản ứng của học sinh trong giờ dạy đó và đây là nguyên tắc đầu tiên khi tiến hành nghiên cứu bài học.

VI. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN

- Trên cơ sởkế hoạch năm học của nhà trường, xuất phát từ tình hình cụ thể của tổ , tổ lên kế hoạch tổ chức hai hoạt động đổi mới SHCM theo

Dạy học theo nghiên cứu bài học : 2 tiết

Dạy học theo chủ đề : 2 tiết

Dạy học theo theo hướng tích hợp : 2 tiết

* Cách thức tiến hành:

 

STT

Khối dạy

Ngày soạn

Ngày dạy

GV Thực hiện

Rút kinh nghiệm

1

11

- Tuần 1 tháng 10 hoàn thành  soạn bài, thống nhất trong toàn tổ

Tuần 4,

tháng 10 /2015

Cô Võ Thị Quốc Vương

Ngay sau bài dạy

2

11

 

- Tuần 2 tháng 2 hoàn thành  soạn bài, thống nhất trong toàn tổ

Tuần 2

tháng 3/2016

Cô Nguyễn Hồng Trang

Ngay sau bài dạy

- Giáo viên được phân công thực hiện bài dạy soạn bài trước, các thành viên trong tổ nghiên cứu bài soạn,

- Sau đó tổ chức soạn bài chung trong toàn tổ chuyên môn , thống nhất nội dung bài dạy và các phương pháp được sử dụng trong bài học.

- Sau khi có sự nhất trí trong toàn tổ mới tổ chức dạy trên lớp;

* Lưu ý: Có thể chỉ huy động khoảng 15 đến 20 học sinh trong lớp tham gia lớp học để nghiên cứu bài dạy, tuy nhiên đối tượng học sinh phải có đủ thành phần: Giỏi, khá, trung bình, yếu theo đúng tình hình học tập chung, để bài dạy có thể áp dụng trong tất cả các đối tượng học sinh trong nhà trường sau khi được tổ chức nghiên cứu.

VII. NHỮNG ĐỀ XUẤT

1. Với Ban Giám hiệu:

- Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Chuẩn bị cho máy chiếu , máy ảnh quay video.

2. Với tổ chuyên môn:

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để cá nhân giáo viên có thể tham gia đầy đủ và có hiệu quả công tác dạy học minh họa theo hướng nghiên cứu bài học và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.                                                            

- Thường xuyên tham gia sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để theo dõi xát sao, chỉ đạo kịp thời đối với tổ chuyên môn.

- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt , góp ý kiến chân thành, thẳng thắn trên tinh thần xây dựng tập thể tổ đoàn kết.

3. Với các thành viên trong nhóm:

-  Đây là chuyên đề mới được áp dụng trong sinh hoạt chuyên môn  nên có nhiều khó khăn, vì vậy GV trong tổ cần thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm để chuyên đề đạt được kết quả cao.

Duyệt của Lãnh đạo                                            Tân phú ngày 21 tháng 09 năm 2015                                                                                              Tổ trưởng chuyên môn

 

 

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai