Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 14
Trong ngày: 451
Trong tuần: 3151
Lượt truy cập: 5720175


Lượt xem: 1178

Mùa thi đến rồi. Biết các em đang ngập trong cả núi kiến thức, bài học của >12 môn, cô chia sẻ với các em cách học  không mới nữa nhưng ngắn gọn, dễ nhớ, nhớ lâu…và quan trọng là ai cũng có thể tự làm để khắc ghi kiến thức.Các em cố gắng đọc kỹ và bắt tay làm luôn nha.

PHẦN I: Khái quát về bản đồ tư duy ( phần này là lí thuyết, đọc để nắm chắc về khái niệm và cách thức tạo ra BĐTD)

1- KHÁI NIỆM : Bản đồ tư duy là gì ?

      Nhằm hướng các em đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ Tư duy.

     Bản đồ Tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng.

2- CẤU TẠO BẢN ĐỒ TƯ DUY

          - Ở giữ bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm.

          - Ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh chính thể hiện ý tưởng chính và đều được nối với trung tâm.

          - Các nhánh chính lại được phân thành các nhánh nhỏnhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn.

          - Cứ thế sự phân nhánh tiếp tục và các kiến thức hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một“bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.

     Lưu ý:

a)    Mọi người không phụ thuộc lứa tuổi, giới tính đều có khả năng này nên mỗi người đều có một bản đồ của riêng mình. Bản đồ đó giúp ích cho mỗi người, cho công việc, cuộc sống và xã hội.

b) Ở bài này sẽ giới thiệu một số mẫu dùng để ôn thi môn ngữ văn : 5W1H, 6 chiế nón tư duy,… 

3- CÁCH VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY

- Vẽ bằng tay (1 tờ giấy trắng + bút mục, bút màu)

-Vẽ bằng phần mềm: Word, Excel, Photoshop, MindMapper 8.0 Professional, MindManager, ConceptDraw Mindmap 5 Professional,…

A- VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY THEO CHỦ ĐỀ

1- CHỦ ĐỀ 1: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM – TÁC PHẨM TRỮ TÌNH  (8/1945 – HẾT TK 20)

- Tây tiến - Việt Bắc - Đất nước (Mặt đường khát vọng) – Sóng- Đàn ghi-ta của Lor-ca
- Người lái đò Sông Đà - Ai đã đặt tên cho dòng sông?

2- CHỦ ĐỀ 2: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM  - TÁC PHẨM TỰ SỰ

(8/1945 – HẾT TK 20)

- Vợ chồng A Phủ - Vợ nhặt - Rừng xà nu - Những đứa con trong gia đình
- Chiếc thuyền ngoài xa - Hồn trương Ba, da hàng thịt.

3- CHỦ ĐỀ 3: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VN  - TÁC PHẨM NGHỊ LUẬN

-Tuyên ngôn độc lập - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS - Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.

4- CHỦ ĐỀ 4: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

  - Thuốc - Số phận con người - Ong già và biển cả

Lưu ý:

          - Học sinh điền chi tiết vào các nhánh.

          - Cách vẽ BĐTD chủ đề 2, 3, 4 giống như các vẽ chủ đề 1

 B- VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY MỘT TÁC PHẨM BẰNG KĨ THUẬT 5W1H

WHAT? (Gì ? Cái gì?)

  • Đầu đề tác phẩm là gì?

- Tác phẩm đề cập đến vấn đề gì?

  • WHO (Ai?)

  • Ai là tác giả của tác phẩm này?

- Tác phẩm viết cho ai (đối tượng nào)?

WHERE (Ở đâu?)

  • Sự việc trong  tác phẩm xảy ra ở địa điểm nào?

- Tác phẩm được đăng tải ở đâu? Tài liệu tìm từ đâu?

WHEN (Khi nào?)

  • Sự kiện trong tác phẩm xảy ra khi nào?

- Vấn đề trình bày nằm trong giai đoạn nào?

  • WHY (Tại sao?)

  • Tại sao nhà văn, nhà thơ thực hiện bài viết này? 

  • Vấn đề nêu trong tác phẩm đúng hoặc sai ? Tại sao ?

  • HOW (Như thế nào?)

- Tác phẩm được tác giả thực hiện như thế nào? (Nội dung + Nghệ thuật) 
- Muốn hiểu, cảm tác phẩm  thì phải làm sao?

 Ví dụ: Vẽ Bản đồ tư duy về bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.

 C- VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY MỘT TÁC PHẨM

BẰNG KĨ THUẬT 6 CHIẾC NÓN TƯ DUY

Kỹ thuật “6 chiếc nón tư duy” (6 Thinking Hats) là một kỹ thuật mạnh mẽ và độc đáo được Edward de Bono phát triển vào năm 1985. Kỹ thuật này nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau.

          1- Nón trắng(DỮ LIỆU) màu trắng là màu trung tính và khách quan. Nón trắng tập trung vào những con số và sự thực khách quan.mang hình ảnh của một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu.   -Tiểu sử tác giả?

   -Hoàn cảnh ra đời của tác giả?

   -Lời bình vế tác giả, tác phẩm?

          2- Nón đỏ: (CẢM XÚC) màu đỏ tượng trưng cho sự đam mê và xúc cảm. Nón đỏ chú trọng vào góc nhìn của cảm xúc.mang hình ảnh của lửa đang cháy trong lò, con tim, dòng máu nóng, sự ấm áp.

   -Cảm xúc khi lần đầu đọc tác phẩm?

  -Cảm xúc khi phân tích tác phẩm?

        3-  Nón vàng: (HAY –  LỢI - TÍCH CỰC) màu vàng tươi vui và gắn liền với những ý nghĩa tích cực.

   -Hay về nghệ thuật của tác phẩm?

   -Hay về nội dung của tác phẩm?

          4- Nón đen: (DỞ - HẠI – TIÊU CỰC) màu đen ảm đạm và trang nghiêm. Nón đen là nón của sự cảnh giác và thận trọng. Nó chỉ ra những nhược điểm của một ý tưởng, một giải pháp.

   - Tác phẩm có điều gì chưa hay?

   - Tác phẩm có điều gì khó hiểu?

          5- Nón xanh lá cây: (CÁI MỚI – SÁNG TẠO) Hãy liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm chồi, sự phát triển. Chiếc nón xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. 

  • Một tình cảm mới? (do tác giả gửi đến người đọc)

  • Một suy nghĩ mới? (do tác giả gửi đến người đọc)

- Một đóng góp mới của tác giả? (nghệ thuật hoặc nội dung)
          6- Nón xanh da trời: (TỔ CHỨC) màu của bầu trời, đứng cao hơn tất cả mọi thứ khác. Chiếc nón xanh da trời sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc nón khác- tổ chức tư duy.
   - Tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch 

PHẦN II. THỰC HÀNH VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY

  1. Vẽ Bản đồ tư duy TP Tây Tiến (Quang Dũng)

 






2. Bài Việt Bắc (Tố Hữu)





 

Các em đọc, nghiên cứu kỹ rồi học tập các bạn làm như vậy nha. Lúc đầu có thể có khó khăn, vài lần vẽ các em sẽ thấy không phải là không làm được.

Chúc các em thành công!


                                                         Cô Hoàn- sưu tầm và giới thiệu

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai