Đang truy cập: 12 Trong ngày: 325 Trong tuần: 3426 Lượt truy cập: 6377449 |
Sinh hoạc chuyên đề chi bộ khối hành chính
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Chuyên đề: TÍNH TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM
I. VỀ NHẬN THỨC
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính trung thực
- Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc, luôn tuân thủ từng lời nói và hành động. Lời nói, lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. “Làm” ở đây là hành động từ việc nhỏ đến việc lớn, là hoạt động thực tiễn tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, Đảng viên “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Cán bộ, Đảng viên “ cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh, phải thật sự nhúng tay vào việc”.
- Đối với Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Đảng phải luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành như thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”. Đảng phải luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để hoàn thành trách nhiệm trước nhân dân. Khi mắc sai lầm, khuyết điểm thì dũng cảm nhận lỗi trước dân và kiên quyết dựa vào dân để sửa chữa khuyết điểm.
- Trung thực trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mang nội dung đạo đức cao quý của người Cộng Sản, những người đã công khai nói về sự tự nguyện hi sinh, cống hiến cả cuộc sống của mình cho mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Trung thực là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách chân chính.
Trong giai đoạn hiện nay, trung thực là phải khắc phục cho được tình trạng thiếu trung thực, gian dối, làm ăn chụp giật, làm hàng giả, bằng giả, lừa dối trong sản xuất kinh doanh...
- Trung thực là phẩm chất hàng đầu của cán bộ, đảng viên làm công tác lãnh đạo, quản lý. Những người thiếu trung thực, sớm muộn cũng bị phát hiện làm mất lòng tin của người khác. Người thiếu trung thực thì không thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với những người xung quanh. “Một sự bất tín,vạn sự bất tin”.
- Tính trung thực giúp con người được tin cậy. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực làm nên tính tự trọng, thẳng thắn của cá nhân; tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân. Do đó, trong công việc trung thực phải luôn gắn bó với trách nhiệm.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm
- Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.Trách nhiệm là việc phải làm, không thể thoái thác.
- Trách nhiệm là bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào. Ý thực trách nhiệm của mỗi cá nhân là sự tự ý thức về các công việc phải làm, “Nhận rõ trái, phải, đúng sai”.
- Cá nhân có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình là “ Có tinh thần trách nhiệm cao”.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối liên hệ giữa tính trung thực và trách nhiệm
- Trung thực đi liền với trách nhiệm. Mỗi người trong xã hội đều có những trách nhiệm. Người có cương vị càng lớn trách nhiệm càng phải cao. Đã trung thực với chính mình thì không bao giờ từ bỏ trách nhiệm của mình. Trung thực và trách nhiệm góp phần để khắc phục suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, trong xã hội.
- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, biểu hiện cụ thể của trung thực và trách nhiệm là lời nói đi đôi với làm. Đó là nguyên tắc thực hành đạo đức, là phương châm hoạt động, là biểu hiện sinh động, cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người.
- Trung thực, trách nhiệm là phải nói và làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà nói sai, làm sai. Từ đó tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng.
- Trung thực, trách nhiệm cũng có nghĩa là kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực; nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân và tổ chức mình; mong muốn mở rộng tầm nhìn, tích cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm.
II. LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG VIỆC HỌC TẬP TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TÍNH TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM
1. Điều đã làm được:
Là một đảng viên, giáo viên, bản thân tôi phải thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như sau:
a. Trong chuyên môn:
- Có kế hoạch, chủ động hoàn thành nhiệm vụ năm học.
- Báo cáo trung thực: báo cáo công đoàn về kiểm diện họp tổ, báo cáo các nội dung cho tổ trưởng yêu cầu kịp thời và chính xác ...
- Dạy đúng đủ theo phân phối chương trình bộ môn.
- Trong giảng dạy bộ môn: soạn bài, tìm hiểu kiến thức bộ môn, kiến thức xã hội bổ trợ, tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm kiếm giải pháp hay cho bài dạy.
- Tham gia dạy thay nếu thành viên trong tổ nghỉ, cùng các thành viên trong tổ hoàn thành kế hoạch của tổ.
- Với chức năng thủ quỹ của tổ Địa Lí, sổ sách thu - chi đúng với thực tế, công khai chi tiêu.
- Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10 đủ lịch, nhiệt tình, có đầu tư.
- Trong bài giảng: cho số liệu lấy từ thực tế, từ câu chuyện có thật.
- Cho điểm số công bẳng, cố gắng đánh giá đúng năng lực học sinh.
b. Trong tổ chức Đảng:
- Với chức năng thủ quỹ chi bộ, thu đảng phí đúng, đủ, sổ thu chi đúng với thực tế.
- Phản ánh trung thực sự việc trong cơ quan khi có ý kiến đóng góp.
c. Trong vai trò là giáo viên chủ nhiệm:
- Kiểm soát, quản lý quỹ tiêu dùng lớp và quỹ khuyến học đảm bảo thu chi chính xác, đúng với thực tế.
- Quan tâm, giúp đõ, tìm hiểu các em, theo dõi hoạt động học tập, điểm số, hạnh kiểm, nhắc nhở động viên các em học tập tốt hơn và tư vấn, định hướng nghề cho các em...
- Là cầu nối giữa nhà trường và học sinh lớp hoàn thành nhiệm vụ năm học của nhà trường.
- Thu học phí và các qui định chính xác, đủ.
- Thông báo quyền lợi miễn giảm cho học sinh chính xác, kịp thời.
- Dạy học sinh tính trung thực, trách nhiệm: trong kiểm tra thi cử, trong các lí do nghỉ học, không học bài, trong các tình huống xảy ra trong lớp, trách nhiệm - tự giác trong học tập...
d. Trong quan hệ với đồng nghiệp và cộng đồng:
- Không bị đặt câu chuyện.
- Nói đúng sự thật, không bóp méo sự thật.
- Có trách nhiệm trong những lời đã nói.
e. Trong gia đình:
- Trung thực, trách nhiệm với gia đình.
- Dạy con tính trung thực - nói đúng sự thật, dạy con quen dần với tính trách nhiệm.
2. Điều chưa làm được:
- Trung thực, trách nhiệm chỉ giới hạn trong hoạt động hàng ngày, hoạt động bình thường của giáo viên. Chỉ thực hiện ở cá nhân mình, chưa gây ảnh hưởng đến người khác nhiều.
- Trách nhiệm trong hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học chưa cao, chỉ hoàn thành được đề cương, kế hoạch còn dang dở chưa thực hiện xong trong năm học này.
3. Phương hướng phấn đấu, rèn luyện
- Phấn đấu hơn, trách nhiệm hơn trong công việc và cuộc sống.
- Giáo dục sâu sắc hơn, được nhiều học sinh hơn trong hoàn thiện tính trung thực, trách nhiệm.
Người thực hiện
Lê Thị Thu Trang
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
|
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn KếtĐịa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai