Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 137
Trong ngày: 874
Trong tuần: 3346
Lượt truy cập: 5768908


Lượt xem: 331

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA TRONG GIẢNG DẠY VĂN HỌC SỬ

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

 

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

       Vấn đề đổi mới phương pháp dạy văn nói chung và văn học sử nói riêng đang là “điểm nóng” của giới nghiên cứu và những người đang hàng ngày, hàng giờ thực hiện nhiệm vụ này. Riêng kiểu bài văn học sử về một thời kì văn học, một tác gia văn học, thiết nghĩ nếu chỉ áp dụng những phương pháp thông thường, truyền thống, hẳn bài dạy của giáo viên dễ rơi vào tình trạng “độc diễn” dẫn đến cảm giác khô khan nhàm chán cho cả thầy lẫn trò là điều tất yếu.

       Trong chương trình ngữ văn THPT, bài Văn học sử về một thời kì văn học, một tác gia văn học tương đối nhiều. Thời lượng dành cho bài học thường là một (hoặc hai) tiết, trong khi nội dung cần truyền đạt lại phong phú và cần thiết. Vì vậy, vấn đề “dạy như thế nào” để vừa đảm bảo thời gian, vừa đủ  kiến thức bài học là một thách thức đối vời người dạy.

       Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng sơ đồ hóa trong giảng dạy   văn học sử ở trường PT” làm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu.

 

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lí luận

      Sơ đồ hóa là một hình thức chuyển hóa thông tin thành dạng sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ, biểu tượng hoặc ngược lại. Qua các hình thức đó, chúng ta có thể dễ dàng tìm được thông tin cần thiết và quan trọng trong một sự liên kết chặt chẽ. Phương pháp này giúp giúp người học ghi nhớ kiến thức một cách lôgíc, biết nhận diện, lý giải mối quan hệ nội tại của vấn đề, vận dụng các kỹ năng phân tích đối chiếu, tổng hợp kiến thức để thực hành giải quyết các vấn đề thực tiễn.

      Áp dụng sơ đồ hóa vào dạy các bài ở chương trình Ngữ văn tức là chúng ta phải chuyển hóa những thông tin liên quan trong bài học lên một sơ đồ, biểu đồ và ngược lại. Phương pháp này không những giúp học sinh nắm vững kiến thức có hệ thống mà còn rèn luyện kỹ năng tư duy tổng hợp, khái quát vấn đề.

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

a. Công việc chuẩn bị:

- GV: Để sơ đồ hóa được bài học, giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài học, chuyển hóa được các ý chính mang tính trọng tâm lên một sơ đồ sao cho logic, khoa học. Sau đó giáo viên thiết kế bài dạy bằng CNTT (Nếu không thì vẽ lên một tấm bìa lớn). Trên sơ đồ này giáo viên kẻ những ô, để trống một số chỗ và học sinh phải suy nghĩ và hoàn thành.

- HS: chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV từ tiết học trước. (GV định hướng bài học mới theo sơ đồ hóa). Công việc này giúp cho sự ghi chép của HS chủ động hơn.

b. Các bước tiến hành trên lớp:

- Giáo viên bấm những ô kẻ sẵn trên bảng trình chiếu.

- Giáo viên đưa ra câu hỏi tùy vào nội dung cần thiết.

- Học sinh dựa vào phần chuẩn bị bài, gợi ý của GV, nghiên cứu sách giáo khoa trả lời.

Để tăng tính chất “cạnh tranh” và làm cho không khí giờ học sôi nổi, giáo viên có thể chia lớp ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm một câu hỏi. Các nhóm suy nghĩ và trả lời theo từng câu hỏi mà giáo viên phân chia. Giáo viên cần giới hạn thời gian cho từng mục. Nhóm nào nhanh hơn, đúng hơn trong câu trả lời thì sẽ được thưởng điểm.

c. Áp dụng sơ đồ hoá vào giảng dạy văn học sử ở trường PT

Ví dụ 1: BÀI KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ TK X ĐẾN HẾT TK XIX

1. Mục tiêu bài học:

- Đây là bài VH sử có tính khái quát, tổng hợp, vừa cung cấp những khái niệm, phạm trù văn học, vừa cung cấp những dẫn chứng về thể loại, tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

- Kiến thức trong bài văn học sử mang tính tổng hợp như: kiến thức về lịch sử, về tư tưởng, văn hoá có ảnh hưởng qua lại tới văn học.

- Bài học này giúp HS nắm được một cách khái quát những kiến thức cơ bản về: các thành phần cấu thành văn học, các tác phẩm văn học chủ yếu, các giai đoạn văn học, những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học VN từ thế kỉ X- đến hết thế kỉ XIX.

- Giúp cho HS có cách tiếp cận tác phẩm VHTĐ theo đúng đặc trưng của VHTĐ.

 - Bồi dưỡng lòng yêu mến, giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.

 2. Nội dung sơ đồ hóa:

Dựa vào phần trình bày của sách giáo khoa gồm 4 nội dung: Các thành phần của VH Việt Nam, Các giai đoạn phát triển, Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật, ta có các sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Các thành phần của VH Việt Nam từ TK X đến hết TK XIX

Câu hỏi:

1.  VH Việt Nam từ TK X đến hết TK XIX gồm có những thành phần chủ yếu nào?

2.  Nêu sự giống nhau và khác nhau ở những thành phần văn học?

 

 

CHỮ HÁN

CHỮ NÔM

Giống nhau

 

 

Khác nhau

 

 

 

Dựa vào SGK, HS hoàn thành sơ đồ.

 

 

CHỮ HÁN

 

CHỮ NÔM

 

Giống nhau

 

- Vh viết của người Việt

- Mang những đ.điểm của VHTĐ VN cả về phương diện ND và NT

- Một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc

Khác nhau

 

- Ra đời sớm (TK X)

- Viết bằng chữ Hán

- Thể loại VH chủ yếu tiếp thu từ TQ

- Bao gồm cả thơ và văn xuôi

 

- Muộn (cuối TK XIII)

- Chữ Nôm

- Tiếp thu VHTQ + t/loại của VH d/tộc

- Thơ chiếm đa số

 

Sơ đồ 2: Các giai đoạn phát triển của VH từ TKX đến hết TK XIX

Câu hỏi: Dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi sau:

1.  VHVN từ TKX đến hết TKXIX trải qua mấy giai đoạn?

2.  Mỗi giai đoạn cần nêu được:

+Hoàn cảnh lịch sử

+Nội dung

+Nghệ thuật

+Tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

 

 

 

 

 

        G.Đoạn

 

Đ.điểm

TK X "hết TK XIV

TK XV " TK XVII

TKVIII" nửa đầu TK XIX

Nửa cuối TK XIX

Hoàn cảnh

lịch sử

 

 

 

 

Nội dung

 

 

 

 

Nghệ thuật

 

 

 

 

Tác giả, tác phẩm tiêu biểu

 

 

 

 

HS dựa vào sơ đồ và câu hỏi của GV đưa ra, hoàn thành các ô còn trống.

 

        G.Đoạn

 

Đ.điểm

TK X "hết TK XIV

 

TK XV " TK XVII

 

TKVIII" nửa đầu TK XIX

 

Nửa cuối TK XIX

 

Hoàn cảnh

lịch sử

 

-Giành quyền đ. lập tự chủ

-Kì tích trong các cuộc chống x.lược

-Chế độ phong kiến phát triển đi lên

 

-Cuộc k.chiến chống quân Minh thắng lợi

-Chế độ p.kiến sau khi đạt đỉnh cao cực thịnh có những biểu hiện khủng hoảng

 

-Nội chiến p.kiến và p.trào nông dân khởi nghĩa

-Chế độ p.kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái

 

-TDPháp x.lược; nhân dân cả nước chống x.lược

-A.hưởng của vhóa P.Tây.

XHPK " XHTD nửa PK

Nội dung

Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng

 

- Từ ND y/n mang âm hưởng ngợi ca sang ND ph/ánh, phê phán hiện thực XHPK

 

-Sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo CN, hướng tới con người, hướng tới hiện thực đời sống

VH yêu nước mang âm hưởng bi tráng, có biểu hiện mới với tư tưởng canh tân đ/ nước

 

Nghệ thuật

 

-VH chữ Hán với những thể loại tiếp thu từ TQ có những  t. tựu lớn

-VH chữ Nôm đặt những cơ sở đầu tiên

 

-VH chữ Hán có t.tựu lớn ở văn chính luận, văn xuôi tự sự

-VH chữ Nôm Việt hóa t.loại tiếp thu từ TQ. Sáng tạo t.loại Vh dân tộc.

 

-P.triển mạnh cả về v.xuôi, văn vần, VH chữ Hán và chữ Nôm

-VH chữ Nôm và t.loại VH của dân tộc có những t.tựu nghệ thuật lớn.

X.hiện VH chữ quốc ngữ nhưng chủ yếu vẫn là VH chữ Hán, chữ Nôm

Chủ yếu t.loại và thi pháp truyền thống. Có đổi mới theo hướng HĐ hóa

Tác giả, tác phẩm tiêu biểu

 

 

Lí Công Uẩn (Chiếu dời đô), Trần Quốc tuấn (Hịch tướng sĩ), Trương Hán Siêu (Phú sông Bạch Đằng),…

 

Nguyễn Trãi (Đại cáo bình Ngô, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập…), Thơ Ng.B Khiêm, Nguyễn Dữ

Ng. Du (Tr. Kiều, thơ chữ Hán),Đ. Trần Côn (Ch/phụ ngâm), Nguyễn Gia Thiều (Cungoán ngâm khúc )…

Ng.Đình Chiểu (Văn tế ng/sĩ Cần Giuộc), thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương

 

 

Sơ đồ 3: Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ TK X đến hết TK XIX

Câu hỏi:

1. VHVN từ TK X đến hết TK XIX có những đặc điểm lớn nào về nội dung?

2. Mỗi nội dung trình bày biểu hiện cụ thể?

 

ĐẶC ĐIỂM

BIỂU HIỆN

 

 

 

 

 

 

HS dựa vào sơ đồ của GV đưa ra, hoàn thành các ô còn trống theo sơ đồ ngang.

 

ĐẶC ĐIỂM

BIỂU HIỆN

Chủ nghĩa yêu nước

 

+ Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc

+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược

+ Tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thống lịch sử    

+ Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì nước vì dân

+ Tình yêu thiên nhiên đất nước

Chủ nghĩa nhân đạo

 

+Lòng thương người, đặc biệt là lòng cảm thương sâu sắc dành cho những người lao động bị áp bức, những người nghèo khổ, những người chịu thiệt thòi, bất hạnh.

+Tố cáo, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp con người. Những thế lực ấy có thể là cường quyền hoặc thần quyền

+ Khẳng định, đề cao con người: khẳng định, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng chân chính…

+ Hướng tới những giải pháp đem lại hạnh phúc cho con người

Cảm hứng thế sự

 

+Biểu hiện rõ nét từ VH cuối đời Trần, VH hướng tới phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh cuộc sống đau khổ của nhân dân.

+Trở thành ND lớn trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm

+Nhiều tác giả, tác phẩm VH TKXVIII- XIX hướng tới hiện thực cuộc sống, hướng tới XH đương thời

+Tạo tiền đề cho sự ra đời của VH hiện thực

 

Sơ đồ 4: Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ TK X đến hết TK XIX

Câu hỏi:

1. VHVN từ TK X đến hết TK XIX có những đặc điểm lớn nào về nghệ thuật?

2. Mỗi đặc điểm trình bày những biểu hiện cụ thể?

 

ĐẶC ĐIỂM

BIỂU HIỆN

 

 

 

 

 

 

HS dựa vào sơ đồ của GV đưa ra, hoàn thành các ô còn trống.

 

ĐẶC ĐIỂM

BIỂU HIỆN

Tính quy  phạm và sự phá vỡ tính quy phạm

+Ở quan điểm văn học: coi trọng mục đích giáo huấn

+Ở đề tài, chủ đề

+Ở thể loại VH: qui định chặt chẽ niêm, luật

+Ở ngôn ngữ nghệ thuật: tượng trưng, ước lệ

+Các tác giả VHTĐ, một mặt tuân thủ tính qui phạm, mặt khác phá vỡ tính qui phạm, phát huy cá tính sáng tạo

Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

 

- Khuynh hướng trang nhã thể hiện:

+ Ở đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả hơncái bình thường, hàng ngày

+ Ở hình tượng nghệ thuật: vẻ đẹp tao nhã, phi thường hơn vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc

+ Ở ngôn ngữ nghệ thuật: diễn đạt hoa mĩ, trau chuốt hơn là thông tục, gần với đời sống

- Trong quá trình phát triển, VHTĐ ngày càng gần với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị

Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài

 

- Tiếp thu VHTQ về ngôn ngữ, thể loại, thi liệu

- Dân tộc hóa:

+ Sáng tạo và sử dụng chữ Nôm

+ Việt hóa thơ Đường luật

+ Sáng tạo các thể thơ dân tộc

+ Thi liệu Việt Nam

Vậy, thông qua 4 sơ đồ, bài học này giúp HS nắm một cách khái quát nhất các nội dung: Các thành phần của VH Việt Nam, Các giai đoạn phát triển, Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật. Qua đó, HS có thể dựa vào sơ đồ để so sánh về hoàn cảnh lịch sử, giá trị nội dung và nghệ thuật của từng giai đoạn trong một thời kì.

So với cách trình bày thông thường, sử dụng 4 sơ đồ trên có những ưu điểm sau:

-         Đảm bảo ND trọng tâm ngắn gọn.

-         Dễ nhớ.

-         Dễ dàng so sánh các giai đoạn văn học, các bộ phận văn học bằng trực quan.

-         Tính hệ thống cao hơn.

-         GV chủ động về thời gian.

-         HS làm việc tích cực hơn.

VÍ DỤ 2: BÀI TÁC GIA TỐ HỮU

1. Mục tiêu bài học:

      Nhà thơ Tố Hữu có một vài trò quan trọng trên thi đàn cũng như trong nền văn học sử nước nhà. Ông là nhà thơ đầu tiên của giai cấp vô sản – là con chim đầu đàn của nền thơ cách mạng Việt Nam. Trong suốt thế kỷ qua, thơ Tố Hữu không chỉ là đối tượng nghiên cứu của giới văn học nghệ thuật mà còn là đối tượng để dạy và học trong các nhà trường phổ thông và đại học.

      Trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông hiện nay, Tố Hữu là một trong những tác gia được chọn giảng. Tìm hiểu bài tác gia của Tố Hữu không chỉ giúp học sinh có cái nhìn khái quát về thân thế và sự nghiệp của nhà thơ mà còn là cơ sở để tiếp cận các tác phẩm, đoạn trích trong chương trình sách giáo khoa. Vì vậy, qua bài học này giúp HS:

- Nắm được những điểm cơ bản để hiểu và đánh giá đúng thơ Tố Hữu. Nhà thơ Cách mạng, nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình, chính trị trong văn học Việt Nam.

- Nắm được con đường sáng tác của Tố Hữu qua năm chặng với bảy tập thơ. Vị trí và nội dung cơ bản của mỗi tập. Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn liền với các thời kỳ của cuộc đấu tranh cách mạng, thể hiện sự vận động của tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.

- Hiểu được những nét chủ yếu của phong cách thơ Tố Hữu.

2. Nội dung sơ đồ hóa:

Dựa vào phần trình bày của sách giáo khoa gồm 3 phần: Tiểu sử, Đường Cách mạng- đường thơ, Phong cách nghệ thuật, ta sẽ có 3 sơ đồ sau:

 

Sơ đồ 1:  Vài nét về tiểu sử

TT

Yếu tố ảnh hưởng

Sự ảnh hưởng

1

 

 

2

 

 

3

 

 

Câu hỏi: Đọc phần tiểu sử và trả lời: Những yếu tố nào ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đối với tài năng văn học của nhà thơ Tố Hữu?

TT

Yếu tố ảnh hưởng

Sự ảnh hưởng

1

Gia đình

Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùng cha mẹ. Phong cách nghệ và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian xứ Huế.

2

Quê hương

Sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng, trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẩm cổ kính,… và giàu truyền thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, điệu hò như nam ai nam bình, mái nhì, mái đẩy…

3

Bản thân

Sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939- 1942, sau đó vượt ngục trốn thoát và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác nhau, nhưng vẫn tiếp tục làm thơ.

 

Sơ đồ 2: Đường cách mạng, đường thơ

 

Các tập thơ

Thời điểm, hoàn cảnh sáng tác

Nội dung chính

Tác phẩm tiêu biểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi:

1. Tố Hữu có mấy tập thơ và chia thành bao nhiêu chặng đường?

2. Mỗi chặng đường cần nắm:

+Tên tập thơ

+Thời điểm và hoàn cảnh sáng tác.

+Nội dung chính.

+Tác phẩm tiêu biểu.

HS dựa vào sách giáo khoa và trả lời theo bảng.

 

 

 

Các tập thơ

Thời điểm, hoàn cảnh sáng tác

Nội dung chính

Tác phẩm tiêu biểu

TỪ ẤY

 

 

(1937-1946)

Ra đời trong phong trào dân chủ cho đến CMT8 thành công

 

Gồm 3 phần:

- Máu lửa: tiếng reo náo nức của một tâm hồn được giác ngộ lí tưởng Đảng, cảm thông với cuộc sống cơ cực của những người nghèo khổ, khơi dậy ở họ ý chí đấu tranh, niềm tin vào tương lai.

- Xiềng xích: lòng yêu đời, khát khao tự do, chiến đấu bất khuất trước kẻ thù

- Giải phóng: ngợi ca thắng lợi, thể hiện niềm vui bất tận trước sự đổi đời của đất nước

Từ ấy, Khi con tu hú, Nhớ đồng, Tâm tư trong tù, Tiếng hát đi đày…

VIỆT BẮC

 

(1947-1954)

Kháng chiến chống Pháp

 

- Bản hùng ca về cuộc k/c chống Pháp

- Hình ảnh và tâm tư của quần chúng, nhân dân kháng chiến

- Kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam

Việt Bắc, Ta đi tới, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

 

GIÓ LỘNG

 

(1955-1961)

Miền Bắc xây dựng XHCN, miền Nam đấu tranh chống MĨ

- Niềm vui, tự hào tin tưởng vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc

- Tình cảm tha thiết với miền Nam ruột thịt

Ba mươi  năm đời ta có Đảng, Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam, …

RA TRẬN, MÁU VÀ HOA

 

(1962-1971), (1972- 1977)

Cả nước chống Mĩ hào hùng và thắng lợi vẻ vang

- Bản anh hùng ca về “miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”

- Ghi lại một chặng đường CM đầy gian khổ, biểu hiện niềm tự hào, niềm vui khi “toàn thắng về ta”

 

Mẹ Suốt, Bác ơi, Bài ca xuân 68, Nước non ngàn dặm…

 

MỘT TIẾNG ĐỜN, TA VỚI TA

 

(1992), (1999)

Đất nước độc lập, hòa bình nhưng còn nhiều khó khăn

 

- Tình cảm, cảm xúc suy ngẫm của nhà thơ về đất nước, con người, tình đời sau những năm tháng biến động

- Niềm tin vào lí tưởng và con đường CM, tin vào chữ nhân luôn tỏa sáng ở mỗi hồn người

Đảng và thơ, Hôn anh, Một tiếng đờn, Lòng anh…

 

 

Sau khi HS đã trình bày đầy đủ những ND trên, GV đặt câu hỏi:

Em có nhận xét gì về các chặng đường thơ Tố Hữu với các giai đoạn của cuộc đấu tranh CM của dân tộc?

HS sẽ đưa ra được nhận xét dưới dạng qui nạp: Thơ TH gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.

Vậy, thông qua sơ đồ này, HS sẽ thấy được rõ ràng sự gắn bó song hành của con đường thơ TH với với các giai đoạn CM, đồng thời còn thấy được một cách trực quan sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật thơ TH.

So với phương pháp truyền thống thì GV mất nhiều thời gian cho công việc này.

Sơ đồ 3: Phong cách thơ Tố Hữu

Câu hỏi:

1. Dựa vào SGK, hãy trình bày những đặc điểm của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

2. Chỉ ra các biểu hiện cụ thể của từng đặc điểm theo sơ đồ ngang?

 

1

 

 

2

 

 

3

 

 

4

 

 

 

HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi và hoàn thành sơ đồ

1

Thơ TH là thơ trữ tình chính trị

 

- Vai trò của nhà thơ: chiến sĩ- thi sĩ

- Sự vận động của cái tôi trữ tình: ngay từ đầu là cái tôi chiến sĩ-> nhân danh cộng đồng, Đảng và dân tộc

- ND trữ tình chính trị: lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của CM và con người CM

2

Kh/ hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

 

- Nguồn cảm hứng NT: khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, lí tưởng CM là ngọn nguồn mọi cảm hứng của nghệ thuật thơ Tố Hữu.

- Nhân vật trữ tình đại diện cho phẩm chất của giai cấp, dân tộc

- Cảm hứng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê.

3

Giọng điệu tâm tình ngọt ngào

 

- Biểu hiện: lời tâm sự, lời trò chuyện, lời kêu gọi, nhắn nhủ

- Nguyên nhân:

+Ảnh hưởng từ điệu tâm hồn và con người xứ Huế.

+Quan niệm thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu…, thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”

        4

Đậm đà tính dân tộc

 

- Sử dụng thành công các thể thơ truyền thống

- Ngôn từ bình dân quen thuộc

- Giàu nhạc điệu.

- Hình tượng đậm bản sắc VN

 

III. HIỂU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

- So với cách dạy truyền thống, phương pháp dạy theo sơ đồ hóa rất phù hợp với phương pháp dạy hiện đại.

+Tính hệ thống của bài dạy được thể hiện rõ ràng, trực quan.

+Phát huy được tính tích cực, chủ động của HS.

+ HS giữ được vai trò chủ thể trong giờ học khi giáo viên gợi mở thông qua sơ đồ.

+HS nắm được những nội dung chính về một thời kì - giai đoạn, về một tác giả văn học.

+Giáo viên tiết kiệm được thời gian để diễn giảng, minh họa và tạo tình huống cho HS nắm được sâu sắc bài học.

+Thông qua cách dạy sơ đồ hóa còn rèn luyện kỹ năng tư duy tổng hợp, khái quát vấn đề

cho HS.  

+Giúp HS khắc sâu kiến thức trọng tâm.

- Tất nhiên không có một phương pháp nào là duy nhất cho một giờ học. Vì thế, khi giảng dạy, giáo viên phải linh hoạt sáng tạo trong việc phối hợp với các phương pháp khác như: gợi mở, thuyết minh, phân tích, tổng hợp… để bài học trở nên nhẹ nhàng, uyển chuyển và hiệu quả hơn.

 

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

- Đề xuất:

Từ hiệu quả của thực tế giảng dạy bài VH sử theo pp này, tôi mạnh dạn đề xuất tổ triển khai phương pháp dạy theo sơ đồ hóa cho kiểu bài này.

- Khuyến nghị:

Việc áp dụng dạy theo sơ đồ hóa ở trường THPT Đoàn Kết là hoàn toàn mang tính khả thi vì các phương tiện hỗ trợ cho phương pháp này rất đầy đủ: máy chiếu, soạn giảng bằng CNTT của GV thuần thục...

Việc áp dụng phương pháp dạy học theo sơ đồ hóa này cũng nằm trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

- Thực ra phương pháp này cũng đã được nhiều Giáo viên áp dụng.

- Đề tài được viết ra xuất phát từ yêu cầu thực tế của việc đổi mới phương pháp và kinh nghiệm từ qúa trình dạy học của bản thân. Mặc dù phạm vi đề cập còn nhỏ nhưng hy vọng đây là sự khởi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy văn học sử.

Trong thời gian ngắn, khả năng còn hạn chế có thể đề tài chưa khai thác triệt để, rất mong đồng nghiệp chia sẻ, giúp đỡ để chúng tôi hoàn thiện hơn.

 

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa, giáo viên Ngữ văn 10, 12- NXB Giáo dục

2. Từ ấy…chào năm 2000- NXB Thuận Hóa 1991

3. Phê bình, bình luận văn học Tố Hữu- NXB Văn nghệ Tp HCM 1995

4. Thi pháp thơ Tố Hữu- Trần Đình Sử

 

Người thực hiện : Mai Thị An

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai