Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 113
Trong ngày: 799
Trong tuần: 3537
Lượt truy cập: 5727533


Lượt xem: 72


ĐỔI MỚI SINH HOẠT ĐẢNG Ở CHI BỘ XÃ HỘI

THUỘC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT

 

1. Vai trò, tác dụng của sinh hoạt chi bộ

- Sinh hoạt chi bộ là hoạt động thường xuyên có vai trò tác dụng to lớn đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và tiến hành công tác xây dựng nội bộ của Đảng ở cơ sở, bảo đảm cho tổ chức đảng và mỗi đảng viên phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng và sức chiến đấu của đội ngũ đảng viên và là một trong những biện pháp cơ bản nhằm xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. 

- Hơn nữa, chi bộ còn là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng, quản lý giáo dục, phân công công tác và rèn luyện đảng viên, tiến hành các thủ tục đầu tiên để xét kết nạp đảng viên, đưa người không đủ tư cách ra khỏi Đảng, củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và thắt chặt mối liên hệ với nhân dân.

- Chất lượng sinh hoạt Đảng ở cơ sở là một trong những yếu tố quyết định sức sống, sự tồn tại, phát triển và vai trò lãnh đạo của Đảng. Sinh hoạt Đảng ở cơ sở hình thức, kém chất lượng dẫn đến sự suy giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

 

Nhận thức và hiểu rõ về vai trò, tác dụng của sinh hoạt chi bộ, Chi bộ Xã hội đã không ngừng đổi mới và đề ra nhiều phương thức thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình triển khai, thực hiện và cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt… Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định. 

Thông qua sinh hoạt Đảng, Chi bộ Xã hội đã khẳng định và phát huy những mặt mạnh, chỉ ra những hạn chế yếu kém, khuyết điểm và phương hướng sửa chữa khắc phục của cán bộ, đảng viên và của chi bộ. Mặt khác, sinh hoạt chi bộ là diễn đàn dân chủ phát huy tính sáng tạo của đảng viên để tìm ra chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị. Qua sinh hoạt chi bộ, trình độ mọi mặt của từng đảng viên được nâng lên và trưởng thành, góp phần xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh.

2. Thực trạng tình hình sinh hoạt Đảng ở chi bộ

Trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, đó là quan điểm nhất quán của Đảng. Những năm qua, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém, hạn chế của công tác xây dựng Đảng. Chỉ tính từ Đại hội VI đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều chuyên đề về công tác xây dựng Đảng; Ban Bí thư khóa IX chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn 20 năm đổi mới (1986 - 2006), trong đó có phần về xây dựng Đảng; Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 “Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”… Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đây là một trong những văn kiện đặc biệt quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng Đảng... 

Vì vậy, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; sinh hoạt Đảng ở chi bộ đã có tiến bộ, nề nếp sinh hoạt ở đa số các chi bộ được giữ vững, ý thức trách nhiệm của đảng viên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao; phương thức lãnh đạo của Đảng ở cơ sở từng bước được đổi mới; vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững, niềm tin của nhân dân với Đảng được củng cố. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Thành tựu hơn 25 năm đổi mới là thành quả của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Trong đó, nổi lên một số vấn đề cấp bách như năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ… Đặc biệt, sinh hoạt Đảng, sinh hoạt chi bộ chưa đi vào nề nếp, chất lượng sinh hoạt của nhiều chi bộ còn rất hạn chế, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu… Tình trạng khá phổ biến là sinh hoạt chi bộ không đều, thất thường, có nơi vài ba tháng mới tổ chức sinh hoạt và số lượng đảng viên tham gia cũng không đầy đủ (với nhiều lý do: vì đang đi công tác xa hoặc đi họp do yêu cầu của công việc…). Thời gian sinh hoạt không bảo đảm.

Nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, ít thiết thực, hình thức sinh hoạt chi bộ còn đơn điệu. Nhiều chi bộ trong sinh hoạt vẫn còn nặng về phổ biến, liệt kê những công việc đã làm trong tháng trước hoặc chỉ bàn về nhiệm vụ chuyên môn, chưa chú ý đi sâu kiểm điểm vai trò lãnh đạo của chi bộ, chi ủy cũng như tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.

Việc tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề chưa nhiều, công tác tư tưởng thiếu nhạy bén, không nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng của đảng viên. Công tác xây dựng chi bộ và lãnh đạo tổ chức hoạt động của các đoàn thể còn chung chung, ở những nơi đó, sinh hoạt chi bộ chưa thực sự phát huy dân chủ nên chưa huy động được trí tuệ của từng đảng viên cũng như của tập thể để tìm ra những chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết những vấn đề bức thiết nảy sinh tại cơ quan, đơn vị.

Dân chủ trong sinh hoạt Đảng chưa thực sự được phát huy, trong thực tế, vẫn còn tình trạng ở một số cuộc họp chỉ có ý kiến tham gia của các đồng chí đảng viên là lãnh đạo cơ quan và chi bộ, còn các đảng viên không giữ chức vụ thì thường lắng nghe, sau đó nhất trí theo ý kiến của người chủ trì. Các tính chất sinh hoạt của chi bộ như tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu chưa được thực hiện đầy đủ.

Việc ghi chép biên bản, nghị quyết sinh hoạt chi bộ cũng không được thực hiện nghiêm túc, nội dung ghi chép, biên bản chưa thể hiện đầy đủ các ý kiến đóng góp của đảng viên. Ý kiến của chủ tọa sau khi thảo luận từng nhóm vấn đề hoặc kết luận tất cả các nội dung ở cuối buổi họp, chưa được ghi chép, tổng hợp kịp thời…

Vì vậy, việc tìm giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thực sự là vấn đề cấp bách hiện nay.


 

3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong sinh hoạt ở chi bộ 

Trong những hạn chế, yếu kém trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu thể hiện cụ thể trên các mặt sau:

Nhận thức chưa đúng về sinh hoạt Đảng ở chi bộ của một bộ phận không nhỏ đảng viên và cấp ủy (nếu không muốn nói còn coi nhẹ) mà trước hết là cá nhân bí thư. Một số cấp ủy chưa dành thời gian đầu tư, suy nghĩ, tìm các biện pháp để đổi mới nội dung, hình thức nâng cao chất lượng sinh hoạt, một phần do nặng về công tác chuyên môn hơn công tác đảng, mặt khác, chưa nghiên cứu kỹ và nắm vững các nguyên tắc sinh hoạt Đảng cũng như kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đảng. Vì vậy, các tính chất trong sinh hoạt Đảng như (tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu) không được thực hiện đầy đủ. Việc thực hiện quy trình sinh hoạt cấp ủy trước khi sinh hoạt chi bộ thường bị bỏ qua, do đó nội dung sinh hoạt Đảng chưa được cấp ủy coi trọng và chuẩn bị kỹ.

4. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ khối Xã hội

Theo tôi cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung chính sau đây:

Một là, cần tổ chức sinh hoạt chuyên đề nghiên cứu, học tập quán triệt nội dung Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 “Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” và Hướng dẫn số 09 -HD/BTCTW ngày 02-3-2012 của Ban Tổ chức Trung ương về nội dung sinh hoạt chi bộ, làm cho tổ chức đảng và đảng viên nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sơ đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Từ đó, chi bộ thảo luận dân chủ đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và đưa sinh hoạt chi bộ vào nề nếp… Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ trường THPT Đoàn Kết, ngay từ giữa năm 2015 đến nay, chi bộ Xã hội đã đổi mới phương thức sinh hoạt và thực hiện nhiều chủ đề thiết thực trong chi bộ dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phạm Thị Thúy Hoàn - Bí thư chi bộ xã hội. Một số chuyên đề được đánh giá là có chất lượng cao như:

+ Chuyên đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân” của đồng chí Phan Hồng Ân – Phó Bí thư chi bộ Xã hội.

+ Chuyên đề: “Gương sáng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tận tâm với công việc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân” của đồng chí Nguyễn Thanh Công.

+ Chuyên đề: “Một số giải pháp xây dựng chi bộ khối Xã hội trong sạch vững mạnh” của đồng chí Nguyễn Hữu Thịnh.

Hai là, cần chú trọng bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, thực tiễn kinh nghiệm công tác Đảng trong chi bộ…, đồng thời, cần cập nhật thông tin, kiến thức, những văn bản, hướng dẫn mới cho các cấp ủy viên và bí thư các chi bộ; coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực nhận thức, vận dụng, cụ thể hóa thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ở cơ sở.

Ba là, tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của đảng ủy cơ sở. Thường xuyên kiểm tra việc sinh hoạt chi bộ bằng các hình thức thông qua báo cáo, kiểm tra biên bản sinh hoạt chi bộ hoặc kiểm tra đột xuất ngay trong thời gian chi bộ đang sinh hoạt. Cấp ủy cấp trên cần trang bị thống nhất sổ ghi biên bản, nghị quyết và hướng dẫn nội dung ghi chép cho các chi bộ.
Bốn là, trong sinh hoạt chi bộ phải thực sự phát huy dân chủ và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tổ chức của Đảng; chi bộ cần dành thời gian thỏa đáng để đảng viên trong chi bộ phát biểu và thể hiện chính kiến của mình. Người chủ trì cuộc họp phải lắng nghe ý kiến của đảng viên và gợi ý những vấn đề cần thiết để đảng viên thảo luận. Những nội dung phải biểu quyết nhưng đang còn có ý kiến khác nhau, chi bộ cần dành thời gian thảo luận kỹ, tạo sự thống nhất trước khi tiến hành biểu quyết. Kịp thời phản ảnh, báo cáo với cấp ủy cấp trên về những thắc mắc, ý kiến của đảng viên về cả lý luận và thực tiễn đề nghị cấp ủy cấp trên giải đáp…

Năm là, các cấp ủy cần chủ động chuẩn bị nội dung và tăng cường hình thức sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề (mỗi quý nên tổ chức sinh hoạt chuyên đề một lần) để nội dung sinh hoạt chi bộ phong phú, hấp dẫn, tránh sơ cứng, đơn điệu và góp phần nâng cao nhận thức cho đảng viên. Việc chọn chuyên đề sinh hoạt cần sát thực, phù hợp với nhiệm vụ của chi bộ và trình độ nhận thức của đảng viên; đồng thời, phân công những đảng viên có khả năng, điều kiện nghiên cứu, tập hợp tư liệu để chuẩn bị và trình bày trước chi bộ, nhằm góp phần rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao khả năng diễn đạt, thuyết trình trước tập thể cho đảng viên.

 

Người viết: Nguyễn Thanh Công, Đảng viên chi bộ khối Xã hội.

 

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai