Chào Mừng Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên 26-03-2024 !

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Đang truy cập: 9
Trong ngày: 430
Trong tuần: 3159
Lượt truy cập: 5720696


Lượt xem: 353

RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU

TRONG GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH CẤP  THPT

 

  1. I.          Lí do chọn đề tài:

Trong nhà trường phổ thông môn Ngữ văn đóng vai trò là một trong những bộ môn chính. Hơn thế, đặc thù của môn học là bồi dưỡng năng lực cảm nhận, đọc hiểu các văn bản thông dụng, năng lực viết cho học sinh. Đồng thời, cung cấp hệ thống tri thức về văn học dân tộc và văn học thế giới. Học sinh luốn tiếp xúc với văn bản và chính vì thế việc định hướng phương pháp đọc hiếu là vô cùng cần thiết. Chương trình sách giáo viên ở trung học phổ thông  những năm gần đây có nhiều đổi mới trong đó có môn Ngữ Văn. Phương pháp dạy học văn  hiện nay đã có nhiều đổi mới cơ bản. Đặc biệt trong các tiết dạy đọc văn. Một trong những vấn đề đó là nội dung dạy văn và phương pháp dạy đọc văn. Đọc và đọc hiểu văn bản  có ý nghĩa quan trọng trong hình thành năng lực  giao tiếp cho học sinh  trong việc tự học và học tập suốt đời của mỗi cá nhân. Phương pháp dạy và học sáng tạo, năng động, hiện đại, giúp cho môn học Ngữ văn thực sự đem lại hiệu quả, đáp ứng mục tiêu của môn học, đồng thời đáp ứng được với các cách đánh giá đa dạng, trong đó có việc đánh giá bằng các đề mở. Môn Ngữ văn có tính chất đặc thù, mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Nó  là một môn học rất hấp dẫn, lý thú, bổ ích, có khả năng giúp học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, nhân cách, tâm hồn. Như vậy, các yếu tố của một chương trình giáo dục cần phải được tiến hành một cách đồng bộ, và việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo hướng đề mở có thể coi là một cách tiếp cận đúng và cần thiết để đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn. 

Đặc biệt, khi chúng ta đang hướng tới việc đổi mới CT và SGK giáo dục phổ thông sau 2015 theo hướng hình thành và phát triển năng lực của người học thì cách ra đề mở vẫn là một điểm nhấn có ý nghĩa để góp phần thúc đẩy những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học Ngữ văn trong chương trình mới. Vì những lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH  CẤP THPT”

II. Tổ chức thực hiện đề tài:

  1. 1.         Cơ sở lí luận:

Đọc hiểu không chỉ còn là một yêu cầu của suốt thời kì tuổi thơ trong nhà trường phổ thông, thay vào đó nó còn trở thành một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kĩ năng và chiến lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở những tình huống khác nhau, trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng như trong cả cộng đồng rộng lớn.

Đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng và phản hồi lại trước một văn bản viết, nhằm đạt được mục đích, phát triển tri thức và tiềm năng cũng như việc tham gia hoạt

động của một ai đó trong xã hội.”

Giáo sư Hoàng Tuệ lúc sinh thời có nói rất đúng: Đó là một nhận thức rất sâu sắc. Nội dung khái niệm đọc rất rộng, nhưng cấp độ sơ đẳng nhất người đọc phải nắm bắt đúng thông tin trong văn bản thì mới có thể nói tới các khâu tiếp theo như cảm thụ thẩm mỹ, tiếp nhận giáo dục, năng lực tư duy sáng tạo. Bởi vì giá trị thẩm mỹ, cái hay, cái đẹp như là những thông tin mà mình đã nắm bắt được cho học sinh, học sinh học thuộc những thông tin ấy để dùng vào việc làm bài và như vậy trên thực tế học sinh nói chung là không đọc văn, không tự mình hiểu văn và không có kỹ năng tự đọc văn. Xuất phát từ thực tế cho thấy trong giờ đọc văn có một số học sinh chưa nắm được ý chính nội dung và nghệ thuật cùa tác phẩm một cách sâu sắc

Từ thực tế ấy, tôi đã lựa chọn đề tài này

2. Nội dungbiện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:

2.1. Nội dung

- Tìm hiểutác phẩm “ Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh

- Tìm hiểu tác phẩm “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

- Tìm hiểu tác phẩm “ Nhìn về vốn văn hoá dân tộc” của Trần Đình Hượu

- Tìm hiểu tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

- Tìm hiểu tác phẩm  Tác phẩm “Thuyền và biển- Xuân Quỳnh)

- Tìm hiểu tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân

2.1.2 Khái quát:

Để đáp ứng với cách đánh giá đa dạng trong các đề kiểm tra, nhất là các đề kiểm tra theo hướng mở, cần chú ý đến việc rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản ở  môn Ngữ văn. Người giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm văn học một cách đa dạng trong cách dạy học giờ đọc văn cần chú trọng những yếu tố nào. Câu hỏi cách hướng dẫn cho học sinh tiếp cận tác phẩm qua việc tìm hiểu nội dung, chủ đề, nhan đề, cấu trúc, bố cục của tác phẩm văn học. Mặt khác, cũng có thể cho học sinh trình bày cảm nghĩ, cảm xúc về đoạn văn, tác phẩm văn học thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động thảo luận nhóm  hay các hướng tư duy và lập luận theo các góc độ khác nhau trong quá trình học tập. Ở đề tài náy tôi chỉ tập tring cho học sinh tìm hiểu nội dung, nhan đề, nghệ thuật, phong cách sử dụng trong tác phẩm văn học

Trong đề tài này tôi chỉ đề cập một số ví dụ qua các tác phẩm văn học cụ thể cho học sinh nhận biết.

2.2.  Biện pháp thực hiện

2.2.1 .Tác phẩm “ Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh

Khi phân tích  tác phẩm giáo viên có thể cho học sinh một đoạn văn như sau:

"...Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn...". (Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh).

- HS đọc đoạn văn và trả lời  câu hỏi như sau

*Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Em hãy đặt tiêu đề phù hợp cho đoạn văn?

- Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận

- Tiêu đề: Tội ác của thực dân Pháp

* Nội dung của đoạn trích trên như thế nào? Nghệ thuật cơ bản nhất của đoạn trích trên là gì, tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

- Nội dung: Tố cáo tội ác của thực dân pháp trên hai phương diện chính trị và kinh tế.

- Nghệ thuật : Liệt kê và lặp cấu trúc

- Tác dụng: - Thái độ của tác giả căm phẫn kẻ thù và đau đớn  xót thương cho nỗi khổ của dân tộc

2.2.2Tác phẩm “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

- Khi phân tích  tác phẩm giáo viên có thể cho học sinh một đoạn văn như sau

Trong rừng ít có cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…”

- HS đọc đoạn văn và trả lời  câu hỏi như sau

* Nêu nội dung đoạn văn và đặt nhan đề cho đoạn văn

- Nội dung: + Đặc tính cây xá nu ham ánh sáng, sinh sôi nhanh, khoẻ

                    + Khi bị đạn đại bác bắn, cây xà nu bị chặt làm đôi nhưng cố mọc lên

- Nhan đề: sức sống mãnh liệt của cây xà nu

- Biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hoá

- Tác dụng: miêu tả sinh động hình ảnh và đặc tính của cây xà nu gắn bó và bảo vệ người dân Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

2.2.3. Tác phẩm “ Nhìn về vốn văn hoá dân tộc” của Trần Đình Hượu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.

( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)

* HS đọc đoạn văn và trả lời  câu hỏi như sau

- Đoạn văn trên có đặc điểm của phong cách ngôn ngữ gì? Về hình thức cấu trúc, nó thuộc kiểu đoạn văn gì?

+ Đoạn văn trên có đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa học. Nó thuộc kiểu đoạn văn diễn dịch.

- Đoạn văn thể hiện nội dung gì? Hãy nêu ra 3 từ mà anh/ chị cho là chứa đựng chủ đề đoạn văn? Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn?

+ Đoạn văn trên nêu lên một đặc điểm của văn hóa Việt Nam, đó là quan niệm về cái đẹp vừa xinh, vừa khéo, duyên dáng, thanh lịch. Ba từ: cái đẹp, xinh, khéo.

 + Nhan đề: Quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam.

2.2.4. Tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Cho đoạn văn sau: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa con trâu còn có lúc đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc làm cả đêm cả ngày”

* HS đọc đoạn văn và trả lời  câu hỏi như sau

- Đoạn văn trên nói về vấn đề gì ? Hãy đặt tên cho đoạn trích

+ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm VCAP của Tô Hoài

 +Nói về nhân vật Mị, với cuộc đời làm dâu đọa đày tủi cực, phải làm việc quần quật không lúc nào ngơi nghỉ, thân phận Mị được so sánh với con trâu con ngựa, thậm chí còn khổ hơn kiếp ngựa trâu.

+  Ta có thể đặt tên cho đoạn văn là:

“Cảnh đời làm dâu tủi nhục khổ đau của Mị”

2.2.5. Tác phẩm “Thuyền và biển- Xuân Quỳnh)

 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Chỉ có thuyền mới hiểu
                   Biển mênh mông nhường nào
                   Chỉ có biển mới biết
                   Thuyền đi đâu, về đâu”
                             (Thuyền và biển- Xuân Quỳnh)

* HS đọc đoạn văn và trả lời  câu hỏi như sau

-  Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì ?

+ Thể thơ ngũ ngôn
            - Cặp hình ảnh “thuyền- biển” trong đoạn thơ được hiểu thông qua biện pháp tu từ nào ? Tác dụng của phép tu từ đó ?

+ Xác định biện pháp tu từ: Ẩn dụ

+ Phân tích tác dụng: Thuyền là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con trai, biển là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái. Mượn hình ảnh thuyền và biển, Xuân Quỳnh muốn nói đến sự gắn bó, khăng khít của đôi lứa yêu nhau. Biện pháp ẩn dụ ở đây khiến cho sự diễn đạt của nhà thơ trở nên tế nhị, duyên dáng hơn, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

-  Trong chương trình Ngữ văn 12 có học một bài thơ cùng viết về đề tài này của Xuân Quỳnh. Hãy cho biết tên bài thơ đó

 +Bài thơ Sóng

2.2.6 . Tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:   

“Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất
thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với căn nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận
phải lo lắng cho vợ con sau này..”

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân - SGK lớp 12 - tập 2 trang 30)

* HS đọc đoạn văn và trả lời  câu hỏi như sau

-  Đoạn văn trên nói về vấn đề gì ? Hãy đặt tên cho đoạn trích.

+ Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng của Tràng trong buổi sáng thức dậy, nhìn cảnh người mẹ đang dọn vườn, người vợ đang quét sân, niềm vui sướng phấn chấn tràn ngập trong lòng. Dẫn đến sự ý thức về bổn phận trách nhiệm của người chồng, người chủ gia đình.

+ Ta có thể đặt tên cho đoạn văn là:   Ý thức sống, trách nhiệm với gia đình và niềm tin về một ngày mai của Tràng  

2.2.7. Đây là đoạn văn còn mắc nhiều lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp, logic..., Anh/chị hãy chỉ ra những sai sót đó và chữa lại cho đúng .

“ Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, người đọc tiếp nhận với một không gian ngột ngạt, với nỗi khổ đè nặng trên đôi vai gầy yếu và nỗi đau xé lòng chị Dậu tưởng như đã thành nỗi đau tột cùng. Nhưng khi Chí Phèo với những tiếng chửi tục tĩu cùng khuôn mặt đầy vết sẹo, với bước chân chện choạn, ngật ngưởng bước đi trên những dòng văn của Nam Cao, thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt Nam ngày trước. Tình cảnh và số phận của Chí Phèo cũng như các nhân vật trước đó, hình ảnh người nông dân canh điền khoẻ mạnh và trung thực nhưng lại bị vu oan phải vào tù và trở thành một tên lưu manh mất hết nhân tính lẫn nhân hình. Qua đó, Nam Cao không chỉ lột trần sự thật đau khổ của người nông dân mà còn nêu được một quy luật xuất hiện trong làng xã Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám: hiện tượng người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hoá”

* Trả lời : Lỗi chính tả: chện choạn à Sửa: chệnh choạng, ngật ngưởng  à Sửa: ngật ngưỡng

- Lỗi dùng từ: tiếp nhận  à Sửa: tiếp cận

- Lỗi ngữ pháp: - Thiếu chủ ngữ: Nhưng khi Chí Phèo với những tiếng chửi tục tĩu cùng khuôn mặt đầy vết sẹo, với bước chân chệnh choạng, ngật ngưỡng bước đi trên những dòng văn của Nam Cao, thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt Nam ngày trước à Sửa lại: thêm “ta” trước chữ “thấy” (Thêm chủ ngữ)

- Lỗi lô gic: Tình cảnh và số phận của Chí Phèo cũng như các nhân vật trước đó,…nhưng lại … à Sửa lại: Tình cảnh và số phận của Chí Phèo khác các nhân vật trước đó, hình ảnh người nông dân canh điền khoẻ mạnh và trung thực nhưng lại bị vu oan phải vào tù …

- Nhìn chung vận dụng kỹ năng đọc hiểu văn bản trong giờ đọc văn đem lại một số hiệu quả nhất định nhằm nâng cao  chất lượng dạy học văn, đáp ứng yêu cầu đổi mới bộ môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.

 III. Kết quả thực hiện đề tài:

Việc thực hiện trả lời câu hỏi qua một số tác phẩm văn học ở phần đọc hiểu văn bản  cho học sinh, tôi nhận thấy một số hiệu quả nhất định.Nhìn chung, đã góp phần tạo sự hứng thú, góp phần tạo niềm say mê, học hỏi của học sinh trong giờ học, năng lực tư duy được nâng cao.

Tuy nhiên, kết quả như vậy chưa phải là cao nhưng đó cũng là một sự thay đổi trong quá trình đọc hiểu văn bản của học sinh. Kết quả cụ thể hai lớp 12A8, 12A9 sau khi áp dụng đề tài tôi thu được kết quả như sau:

- Lớp 12A8: Sĩ số 44 (Giỏi: 01(2.27%), Khá: 20 (45.45%), TB: 19 (43.18%), Yếu: 04 (9.09%))

- Lớp 12A9: Sĩ số 45 (Giỏi: 01(2.22%), Khá: 19 (42.22%), TB: 22 (48.88%), Yếu: 03 (6.66 %))

Tôi nhận thấy rằng cách rèn kỹ năng đọc hiểu  các tác phẩm văn học trong giờ đọc văn  đã góp phần phục vụ hữu ích và nâng cao hiệu quả, chất lượng các giờ dạy - học văn

Phần lớn học sinh nắm chắc và sâu kiến thức bài học, hiểu và cảm thụ sâu sắc những giá trị đặc sắc nghệ thuật, nội dung của tác phẩm vănhọc. Có kỹ năng tìm hiểu, khám phá, phân tích những tác phẩm văn học  theo cảm nhận của mỗi học sinh.

IV. Kết luận:

- Tìm hiểu, cảm nhận, khám phá tác phẩm văn học  là một vấn đề khá quan trọng của các em học sinh.Đồng thời, còn đánh dấu quá trình giảng dạy của người giáo viên. Để tăng sức hấp dẫn cho giờ dạy sử dụng phương pháp đọc hiểu một cách có hiệu quả, thu hút sự quan tâm cũa học sinh, nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn góp phần thúc đẩy tạo nên tính hấp dẫn cho học sinh . Trong khi đang có một số học sinh chán học mộn Ngữ văn thì việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu là một yêu cầu quan trọng trong dạy học môn ngữ văn ở nhà trường trung học phổ thông hiện nay . Đó cũng là mục tiêu để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn cho học sinh là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.

- Cách tìm hiểu các tác phẩm văn học bằng dạng đọc hiểu văn bản để các em cảm nhận một cách sâu sắc và toàn diện tác phẩm trong quá trình làm bài theo hướng đổi mới trong kiểm tra thi cử hiện nay. Những vấn đề trình bày ở trên được tôi khái quát và đúc kết qua thực tế giảng dạy ở nhà trường. Tuy nhiên, trong qúa trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.

 

Tân Phú, ngày   tháng   năm

Người thực hiện

 

 

 

 Nguyễn Thị Trị

 

 

 

 

 

 

 

 

V. Tài liệu tham khảo

- Công cụ tìm kiếm google

- Sách giáo khoa, sách giáo viên

- Sách tham khảo vấn đề đổi mới PPDH văn của Trần Đình Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục lục:

 

I.  Lí do chọn đề tài:

II. Tổ chức thực hiện đề tài:

1. Cơ sở lí luận:

2. Nội dung:

III. Kết quả thực hiện đề tài:

IV. Kết luận:

V. Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐC Mail Ban Quản Trị: quantriwebdk@gmail.com
Quản Trị : Thầy Lê Quốc Hoàng - DĐ: 0903.830.245
Email: lequochoangtp@gmail.com Hoặc lehoang125tp@gmail.com
Phòng CNTT Trường THPT Đoàn Kết
Địa Chỉ: Khu 7, TT. Tân Phú - H.Tân Phú - Đồng Nai